PHÒNG GD-ĐT TRÀ ÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH HÒA BÌNH C Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KH-HBC Hòa Bình, ngày 06 tháng 9 năm 2021

KẾ HOẠCH
Xây dựng phương án dạy học trong thời gian nghỉ học phòng, chống Covid-19

Thực hiện Kế hoạch số 1591/KH-SGDĐT, ngày 26/8/2021 của Sở GDĐT về “Dạy học hiệu quả - đảm bảo an toàn Covid-19” năm học 2021-2022.
Căn cứ công văn số 2009/SGD ĐT-GDMN-TH, ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Sở Đào tạo Vĩnh Long Về việc xây dựng phương án dạy học trong thời gian nghỉ học phòng, chống Covid-19
Nhằm đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo kế hoạch thời gian năm học trong trường hợp học sinh nghỉ học do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Trường tiểu học Hòa Bình C xây dựng phương án như sau:
I. Về xây dựng các phương án dạy học
1. Công tác chỉ đạo
Hiệu trưởng tổ chức cho tổ/khối chuyên môn nghiên cứu, xây dựng phương án dạy học phù hợp với điều kiện, mức độ đáp ứng của lớp trong trường hợp học sinh phải nghỉ học do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
1.1. Yêu cầu
Việc xây dựng các phương án dạy học trong trường hợp học sinh tạm dừng đến trường do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện, mức độ đáp ứng của lớp.
Phương án, nội dung dạy học được thống nhất chung trong tổ/khối chuyên môn. Trên cơ sở đó, giáo viên cụ thể hóa sao cho phù hợp với điều kiện, đối tượng học sinh; đảm bảo học sinh tham gia học tập nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả. Việc triển khai thực hiện các phương án dạy học theo từng vùng chịu ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 đảm bảo bám sát kế hoạch “Dạy học hiệu quả - đảm bảo an toàn Covid-19” năm học 2021-2022 của nhà trường.
1.2. Về nội dung
- Hướng dẫn ôn tập kiến thức cũ;
- Giới thiệu, hướng dẫn tiếp thu kiến thức mới;
- Nội dung thực hành.
- Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh (những nội dung rèn luyện thêm, nội dung hướng dẫn học sinh tự học), thống nhất biện pháp hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
Lưu ý: Nội dung “giới thiệu, hướng dẫn tiếp thu kiến thức mới” chỉ yêu cầu ở mức độ đơn giản, dễ tiếp thu (theo chủ đề, chủ điểm, mạch kiến thức,…); nội dung thực hành “đủ” để học sinh có thể học, làm bài trong một khoảng thời gian do giáo viên quy định.
1.3. Về hình thức
Trên cơ sở tình hình thực tiễn tại đơn vị, Hiệu trưởng nhà trường nghiên cứu lựa chọn đa dạng kết hợp các phương án:
Phương án 1: Photo Hướng dẫn ôn tập kiến thức cũ; giới thiệu, hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức mới; bài tập kiểm tra (gọi chung là tài liệu ôn tập) gửi cho học sinh; áp dụng tất cả các môn học/hoạt động giáo dục.
a) Tổ khối chuyên môn thống nhất tài liệu ôn tập để gửi cho học sinh. Trong tài liệu ôn tập, cần ghi rõ thời gian nộp lại bài làm, số điện thoại, địa chỉ email của giáo viên (GVCN/GV dạy môn chuyên), tài khoản các ứng dụng OTT (Zalo, Facebook, Viber…), địa chỉ trang thông tin điện tử của nhà trường… ở vị trí dễ thấy nhất. Đối với phần thực hành của một số nội dung, giáo viên nghiên cứu gửi đáp án để phụ huynh học sinh hỗ trợ giáo viên kiểm tra kết quả làm bài của học sinh (trường hợp này, phụ huynh có thể không gửi lại bài làm của học sinh cho nhà trường, chỉ thông tin về kết
quả làm bài của học sinh cho giáo viên).
b) Cách thức giao nhận tài liệu: Giáo viên tùy chọn vị trí nơi phát tài liệu. Nếu chọn ở trường thì vẽ sơ đồ vị trí đặt các bàn phát tài liệu theo từng khối; ghi rõ yêu cầu phụ huynh học sinh khi nhận tài liệu ôn tập đảm bảo giữ khoảng cách theo quy định của ngành Y tế. Trường hợp giới hạn sự di chuyển của phụ huynh, giáo viên nghiên cứu phân chia địa bàn để giáo viên giao/nhận trực tiếp tài liệu đến từng học sinh hoặc nhóm học sinh nhà gần nhau. Nếu giáo viên thuộc địa bàn không thể di chuyển để giao nhận tài liệu, nhà trường thực hiện phương án 2.
c) Giáo viên quy định cụ thể thời gian nhận/nộp lại tài liệu ôn tập cho từng khối lớp để tránh trường hợp phụ huynh học sinh tập trung
nguon VI OLET