UBND HUYỆN BÙ ĐĂNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:  250  /HD-PGDĐT.

V/v hướng dẫn thực hiện hồ sơ đề nghị xét công nhận Sáng kiến năm học 2015 - 2016.

 

Bù Đăng, ngày 19   tháng năm 2016.

 

 

Kính gửi: Hiệu trưởng các trường Mẫu giáo,

                                  Tiểu học, TH & THCS và THCS trong huyện.

 

Căn cứ Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 12/5/2015 của UBND tỉnh Bình Phước về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Công văn số 234/HĐ - SKHCN, ngày 29/3/2016 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước về việc tổ chức xét công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện hồ sơ đề nghị xét công nhận sáng kiến như sau:

1. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc: đề nghị hiệu trưởng trường nghiên cứu Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 12/5/2015 của UBND tỉnh Bình Phước về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Công văn số 234/HĐ - SKHCN, ngày 29/3/2016 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước về việc tổ chức xét công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

2. Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến:

a) Các tác giả sáng kiến có yêu cầu xét công nhận sáng kiến thì phải làm đơn theo mẫu . Nếu tác giả đề nghị công nhận sáng kiến ở cơ sở, đồng thời có nhu cầu đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng, nhân rộng của sáng kiến thì nơi nhận phải đề rõ tên cơ sở có thẩm quyền tiếp nhận đơn và hội đồng sáng kiến có thẩm quyền xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng, nhân rộng của sáng kiến theo quy định. Sáng kiến được thông qua ở cấp nào thì được cấp đó xem xét trình lên cấp tiếp theo.

b) Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau:

- Ghi rõ tên của cơ sở mà tác giả yêu cầu xét công nhận sáng kiến theo quy định.

- Tác giả, đồng tác giả sáng kiến:

+ Người nộp đơn phải là tác giả hoặc đồng tác giả sáng kiến. Trường hợp sáng kiến có đồng tác giả, người ký tên nộp đơn phải là người có tỷ lệ phần trăm đóng góp tạo ra sáng kiến cao nhất; trường hợp các đồng tác giả có tỷ lệ phần trăm đóng góp như nhau thì người giữ chức vụ cao nhất sẽ là người ký tên nộp đơn; trường hợp các đồng tác giả có tỷ lệ phần trăm đóng góp như nhau và giữ chức vụ ngang nhau thì một trong các đồng tác giả có quyền ký tên nộp đơn theo sự thoả thuận giữa các đồng tác giả.

1


 

+ Trong đơn phải ghi rõ thông tin tác giả và đồng tác giả (nếu có), tỷ lệ phần trăm đóng góp tạo ra sáng kiến.

+ Để thuận tiện cho việc liên hệ, tác giả có thể cung cấp thêm số điện thoại và địa chỉ Email dưới dòng họ tên.

- Tên sáng kiến: Tác giả phải ghi rõ tên sáng kiến bằng tiếng Việt, không viết tắt, trong trường hợp sử dụng các thuật ngữ chuyên môn thì phải có chú thích để thuận tiện cho cơ sở tiếp nhận đơn xem xét. Tên sáng kiến phải thể hiện được bản chất của giải pháp được mô tả trong đơn và phù hợp với phạm vi áp dụng.

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nếu có cơ quan, tổ chức nào đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật cho tác giả để tạo ra sáng kiến thì phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức đó vào mục này. Nếu không có thì ghi “Không.

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết.

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ghi ngày nào sớm hơn.

Ví dụ 2: Ông A có sáng kiến X và được áp dụng thử ở cơ sở Y từ ngày 02/6/2015. Ngày 01/9/2015 (vẫn đang trong thời gian áp dụng thử) ông A làm đơn đề nghị cơ sở Y công nhận sáng kiến. Vậy trong đơn, ở mục này ông A phải ghi: “áp dụng thử từ ngày 02/6/2015, chưa được áp dụng chính thức”. Giả sử ngày 15/8/2015, cơ sở Y chính thức đưa vào áp dụng sáng kiến X của ông A (áp dụng lần đầu) ở đơn vị này thì ông A phải ghi rõ là: “áp dụng thử từ ngày 02/6/2015, áp dụng lần đầu từ ngày 15/8/2015”.

- Mô tả bản chất của sáng kiến: Đây là phần quan trọng nhất trong đơn, tác giả cần phải thể hiện đầy đủ nội dung sáng kiến ở mục này. Căn cứ vào nội dung này để cơ sở tiếp nhận đơn đánh giá, xem xét có công nhận sáng kiến hay không. Trong phần này, tác giả cần phải làm rõ một số nội dung cơ bản sau:

+ Nêu được tính mới của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Tính mới của giải pháp được hiểu theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Quyết định số 08. Nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết;

+ Nội dung sáng kiến: Mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng nội dung giải pháp mà tác giả đề nghị cơ sở công nhận là sáng kiến. Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm...;

+ Khả năng áp dụng của sáng kiến: Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào khác ngoài phạm vi cơ sở.

- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Nếu tác giả có nhu cầu bảo mật thông tin về giải pháp nêu trong đơn thì cần phải ghi rõ yêu cầu vào mục này.

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tác giả cần phải nêu được các điều kiện cần thiết để áp dụng được giải pháp nêu trong đơn. Đây là căn cứ để cơ sở tiếp nhận đơn có thể xem xét đánh giá về khả năng áp dụng của giải pháp trong điều kiện đó, ở phạm vi cơ sơ có đáp ứng được hay không.

1


 

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

+ Nếu giải pháp đã được chính thức áp dụng thì tác giả phải nêu rõ hiệu quả của việc áp dụng giải pháp mang lại.

+ Nếu giải pháp mới chỉ được áp dụng thử, thì tác giả phải trình bày kết quả của việc áp dụng thử đó và dự kiến được hiệu quả sau khi chính thức áp dụng giải pháp ở cơ sở sẽ mang lại lợi ích như thế nào so với trước khi áp dụng.

+ Tác giả cần phải so sánh được lợi ích (hiệu quả) khi áp dụng giải pháp trong đơn đề nghị so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó - nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó);

+ Nêu rõ số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) từ việc áp dụng giải pháp nêu trong đơn và nêu cách tính cụ thể.

+ Nếu trong đơn có các số liệu về hiệu quả áp dụng sáng kiến, để tăng thuyết phục thì tác giả cần cung cấp các văn bản, tài liệu chứng minh về số liệu đó là khách quan, trung thực để cơ sở tiếp nhận đơn thuận tiện xem xét, đánh giá.

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):

+ Tác giả cần phải xin ý kiến nhận xét, đánh giá của cơ quan, tổ chức đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu về hiệu quả áp dụng sáng kiến tại cơ quan, tổ chức đó và phải được người đứng đầu tổ chức đó ký xác nhận (đóng dấu, nếu có) vào dưới phần nhận xét này. Nếu giải pháp nêu trong đơn đã được áp dụng tại nhiều cơ sở khác nhau, thì mỗi cơ sở có văn bản xác nhận riêng về hiệu quả áp dụng sáng kiến theo mẫu tại Phụ lục kèm theo.

+ Nếu có các cá nhân khác (không phải đồng tác giả) tham gia cùng tác giả để thực hiện việc áp dụng sáng kiến lần đầu thì tác giả cần phải xin ý kiến nhận xét, đánh giá của họ về lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được từ việc áp dụng sáng kiến này. Ý kiến nhận xét của người nào cần phải được người đó ký xác nhận vào dưới mỗi phần nhận xét để đảm bảo lời nhận xét đó là trung thực, khách quan.

+ Các ý kiến nhận xét trên sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để cơ sở tiếp nhận đơn xem xét, đánh giá về hiệu quả, lợi ích do áp dụng sáng kiến mang lại.

+ Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Tác giả phải điền đầy đủ thông tin của những người này vào biểu mẫu trong đơn theo quy định.

- Tác giả có thể đính kèm theo đơn các tài liệu chứng minh về kết quả và lợi ích mang lại do áp dụng sáng kiến (nếu có), để bổ sung thêm căn cứ giúp cho cơ sở tiếp nhận đơn thuận tiện đánh giá, xem xét.

- Tác giả hoặc đại diện nhóm tác giả phải ký và ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm viết đơn. Cơ sở sẽ không xem xét đơn nếu như không đầy đủ thông tin này.

1


 

- Tác giả sáng kiến chịu trách nhiệm về tính trung thực của thông tin nêu trong đơn. Nếu phát hiện giả mạo, kết quả xét công nhận sáng kiến sẽ bị hủy bỏ theo quy định.

c) Mỗi đơn yêu cầu công nhận sáng kiến chỉ áp dụng cho 01 giải pháp (không được gộp chung nhiều giải pháp vào trong một đơn khi tác giả có nhiều giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến).

d) Không giới hạn số trang trong Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến. Nếu đơn yêu cầu có từ 2 trang trở lên, thì tác giả hoặc đại diện nhóm tác giả (nếu sáng kiến có đồng tác giả) phải ký xác nhận vào góc phải dưới cùng mỗi trang của đơn hoặc phải được cơ sở có thẩm quyền tiếp nhận đơn đóng dấu giáp lai các trang của đơn.

3. Tác giả sáng kiến

a) Cách xác định tác giả sáng kiến

- Tác giả hoặc đồng tác giả sáng kiến đứng tên trong đơn đề nghị công nhận sáng kiến phải là những người trực tiếp cùng nhau tạo ra sáng kiến bằng chính lao động sáng tạo của mình (là những người trực tiếp tham gia vào các khâu đánh giá thực trạng vấn đề cần giải quyết, hình thành ý tưởng và nghiên cứu đưa ra quy trình, giải pháp thực hiện cụ thể).

- Những cá nhân khác chỉ tham gia hỗ trợ tác giả/đồng tác giả trong việc áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu thì không được coi là tác giả sáng kiến. Những người này chỉ được ghi nhận trong đơn (mục “Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu”) về nội dung công việc hỗ trợ.

b) Quy định về số lượng tác giả sáng kiến:

- Đối với các sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, công trình nghiên cứu có ý nghĩa về mặt khoa học cao thì không quy định giới hạn số lượng tác giả của một sáng kiến. Tuy nhiên, nếu sáng kiến đứng tên từ 3 đồng tác giả trở lên thì các tác giả phải có bản giải trình nội dung công việc tham gia tạo ra sáng kiến (gửi kèm theo Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến).

- Đối với các giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp thì mỗi sáng kiến chỉ được đứng tên không quá 3 tác giả, đồng tác giả. Trong điều kiện cụ thể, nếu giải pháp được thực hiện bởi nhiều người, vượt quá quy định về số lượng tác giả nêu trên thì các tác giả phải có bản giải trình nội dung công việc tham gia tạo ra sáng kiến (gửi kèm theo Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến). Căn cứ bản giải trình và xác minh thực tế, cơ sở có thẩm quyền tiếp nhận đơn sẽ xem xét, quyết định.

c) Cơ sở tiếp nhận đơn phải có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, xác minh những người khai nhận là tác giả hoặc đồng tác giả của giải pháp nêu trong đơn. Nếu kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy không đúng đối tượng là tác giả hoặc đồng tác giả sáng kiến, cơ sở có quyền từ chối chấp nhận đơn theo quy định.

4. Xác minh hiệu quả áp dụng sáng kiến

a) Cơ sở tiếp nhận đơn phải có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, xác minh hiệu quả áp dụng sáng kiến được tác giả khai nhận trong đơn. Nếu phát hiện nội dung trong đơn không phù hợp với thực tế, cơ sở có trách nhiệm thông báo cho tác giả sáng kiến và ấn định thời hạn 01 tháng để tác giả sửa chữa, bổ sung, gửi lại.

1


 

b) Đối với đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh, trong trường hợp cần thiết, Hội đồng Sáng kiến cấp tỉnh có thể thành lập đoàn kiểm tra, xác minh thực tế hiệu quả áp dụng tại cơ sở là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến hoặc đơn vị được tác giả chuyển giao, áp dụng sáng kiến.

5. Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến ( nghiên cứu Công văn số 234/HĐ - SKHCN, ngày 29/3/2016 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước về việc tổ chức xét công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Bình Phước).

6. Hồ sơ đề nghị xét công nhận sáng kiến cấp huyện bao gồm:

a) Báo cáo, Biên bản kèm danh sách đề nghị của Hội đồng tư vấn sáng kiến cấp trường ( Phụ lục VI, Phụ lục VII.a và VIII );

b) Sáng kiến ( hai bộ);

c) Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (nếu số lượng tác giả vượt quá quy định tại aHướng dẫn, các tác giả phải gửi kèm theo đơn bản giải trình nêu rõ nội dung công việc tham gia tạo ra sáng kiến của từng tác giả, có chữ ký xác nhận); (Phụ lục I.a)

d) Bản xác nhận kết quả xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến ở ngành, lĩnh vực/huyện, thị xã (Phụ Lục IV );

e) Biên bản họp Hội đồng tư vấn sáng kiến ở trường ( Phụ lục III);

f) Bản sao Giấy chứng nhận sáng kiến do thủ trưởng cơ sở có thẩm quyền xét công nhận sáng kiến ( của Hội đồng xét sáng kiến huyện Bù Đăng thực hiện);

g) Các tài liệu chứng minh về hiệu quả áp dụng sáng kiến (nếu có).

h) Bản xác nhận kết quả xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến ở ngành, lĩnh vực/huyện, thị xã ( Phụ lục X.a )

f) Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp huyện:

Bộ phận Thi đua - Phòng Giáo dục và Đào tạo Bù Đăng, số 168, QL 14, Thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Điện thoại: 06513.974.735 ;  Email: dungtccbbd@yahoo.com

7. Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh bao gồm:

a) Công văn đề nghị của Hội đồng Sáng kiến có thẩm quyền xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến ở ngành, lĩnh vực/huyện, thị xã ( Phụ lục VI );

b) Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (nếu số lượng tác giả vượt quá quy định tại Điểm b Mục 3 của Hướng dẫn này, các tác giả phải gửi kèm theo đơn bản giải trình nêu rõ nội dung công việc tham gia tạo ra sáng kiến của từng tác giả, có chữ ký xác nhận). Song song với nộp bản giấy, đề nghị tác giả sáng kiến nộp file mềm (bản đánh máy có đuôi mở rộng: .doc/.docx/.rtf/.odt) của Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến vào địa chỉ Email của Hội đồng Sáng kiến cấp tỉnh: hososangkien@gmail.com (tiêu đề Email ghi rõ tên tác giả, nơi công tác; nội dung Email ghi rõ tên sáng kiến, điện thoại liên hệ của tác giả và đính kèm file Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến). (Phụ lục I.b)

c) Giấy chứng nhận sáng kiến do thủ trưởng cơ sở có thẩm quyền xét công nhận sáng kiến cấp (Hội đồng xét Sáng kiến cấp huyện thực hiện);;

d) Bản xác nhận kết quả xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến ở ngành, lĩnh vực/huyện, thị xã ( Phụ lục IV );

1


 

e) Các tài liệu chứng minh về hiệu quả áp dụng sáng kiến (nếu có). Trường hợp có nhiều tài liệu với nhiều số trang, để tiết kiệm chi phí in ấn, tác giả có thể gửi trực tiếp các tài liệu này (dạng file mềm) vào địa chỉ Email của Hội đồng Sáng kiến cấp tỉnh mà không cần phải gửi bản giấy.

f) Bản xác nhận kết quả xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến ở ngành, lĩnh vực/huyện, thị xã ( Phụ lục X.a );

g) Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh:

Phòng Quản lý chuyên ngành - Sở Khoa học và Công nghệ, số 678, QL 14, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Điện thoại: 06513.870.685;  Email: hososangkien@gmail.com

* Lưu ý đối với Sáng kiến đề nghị công nhận cấp tỉnh: vừa phải thực hiện Hồ sơ đề nghị xét công nhận sáng kiến cấp huyện và Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh.

Trên đây là hướng dẫn thực hiện hồ sơ đề nghị xét công nhận sáng kiến năm học 2015-2016 của phòng Giáo dục và Đào tạo Bù Đăng.

 

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- Cổng TTĐT Phòng GD& ĐT;

- Lưu: VT, TĐ.

TRƯỞNG PHÒNG

(Đã ký)

(Nguyễn Tuấn Anh)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1


 

PHỤ LỤC I.a ( tác giả của sáng kiến thực hiện, phụ lục này dùng cho Sáng kiến đề nghị công nhận cấp huyện)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

 

Kính gửi: Hội đồng xét Sáng kiến huyện Bù Đăng;   

 

Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:

Số TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: .....................................……………………………………………………………

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): (Tên và địa chỉ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)

          - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

……….....................................................................................................................

            - Mô tả bản chất của sáng kiến:

+ Về nội dung của sáng kiến: Mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp; nếu là giải pháp cải tiến, giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... nếu cần thiết;

+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, đơn vị nào;

- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):

.................................................................................................................................  

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

……………………………………………………………………………………

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: So sánh lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó - nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó);

1


 

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): So sánh lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó - nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó);

- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Số TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

……, ngày ...  tháng...  năm .........

                                                                                   Người nộp đơn

                                                            (Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1


 

Phụ lục II.a ( Phụ lục này dùng cho các Thành viên của Tư vấn thẩm định sáng kiến).

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

CỦA THÀNH VIÊN TỔ TƯ VẤN THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN

 

1. Họ và tên Thành viên: ..........................................................................................

- Đơn vị công tác: .............................................................................................

 - Chức vụ: .........................................................................................................

 - Điện thoại: .........................................    Email: .............................................

2. Tên giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: ......................................................

.....................................................................................................................................

3. Kết quả nhận xét, đánh giá giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

3.1. Về tính mới: .........................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

3.2. Đánh giá về hiệu quả áp dụng hoặc áp dụng thử: ........ (Ghi nội dung đánh giá về hiệu quả mang lại có ý nghĩa thiết thực đối với cơ sở như thế nào? Nếu chưa được áp dụng hoặc áp dụng thử thì ghi “Chưa”; Nếu giải pháp đã được áp dụng hoặc áp dụng thử mà không mang lại hiệu quả thiết thực thì ghi “Không có hiệu quả”).             

3.3. Việc công bố, áp dụng sáng kiến có trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội hay không?: ..........................................................................................................

3.4. Giải pháp có thuộc đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay không?: .......................................................................................................................

4. Kết luận:

Công nhận sáng kiến                               Không công nhận

Ghi chú: Giải pháp chỉ được công nhận là sáng kiến khi đạt được tất cả các tiêu chí ở Mục 3 của Phiếu này.

 

THÀNH VIÊN TỔ TƯ VẤN TĐ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

1


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1


 

Phụ lục IV ( Phụ lục này dùng cho các Thành viên của Tổ Tư vấn thẩm định sáng kiến cấp huyện có sự phối hợp tác giả để cung cấp một số nội dung sáng kiến )

 

MẪU BẢN XÁC NHẬN KẾT QUẢ XÉT CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, NHÂN RỘNG CỦA SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến:   ...............................................................................................................

...............................................................................................................................................

2. Họ và tên tác giả/đồng tác giả, chức vụ, đơn vị công tác: …………………………...

3. Mô tả tóm tắt nội dung sáng kiến: [thuyết minh rõ các bước thực hiện giải pháp].

4. Nhận xét, đánh giá của Hội đồng Sáng kiến về phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng, nhân rộng của sáng kiến ở các ngành, lĩnh vực/huyện, thị xã:

4.1. Về tính mới:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

 Lưu ý: Việc nhận xét, đánh giá tính mới của sáng kiến trên phạm vi ngành, lĩnh vực/huyện, thị xã dựa trên cơ sở sau:

 - Giải pháp đề nghị công nhận phải không trùng hoặc tương tự với giải pháp nào trước đó đã được áp dụng hoặc áp dụng thử trên địa bàn tỉnh.

- Không trùng hoặc tương tự với giải pháp nào đã được mô tả trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật dưới bất kỳ hình thức nào có thể tiếp cận công khai trên địa bàn tỉnh, đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được.

- Giải pháp đề nghị công nhận chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện; không phải là những công việc mà tác giả phải thực hiện theo quy định về chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc thuộc về trách nhiệm của tác giả phải thực hiện các giải pháp đó.

- Nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết.

4.2. Thời điểm sáng kiến được áp dụng hoặc áp dụng thử lần đầu tiên (tác giả ghi rõ ngày, tháng, năm):.................................................................................................................

4.3. Đánh giá về hiệu quả, phạm vi áp dụng nhân rộng trên phạm vi ngành, lĩnh vực/huyện, thị xã:

- Nếu sáng kiến đã được áp dụng ở nhiều cơ sở khác nhau thì phải nêu rõ tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại liên hệ của các cơ sở đó; đồng thời phải có văn bản xác nhận của các cơ sở đó về hiệu quả áp dụng sáng kiến (theo mẫu tại Phụ lục IX kèm theo Hướng dẫn này). ...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

- Nêu rõ phạm vi áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng, nhân rộng ở những cơ quan, đơn vị, tổ chức nào khác ngoài phạm vi cơ sở?......................................................

1

nguon VI OLET