I. Thông tin chung về sáng kiến
1. Tên sáng kiến: “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá 2 trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm”
2. Tác giả: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
3. Đồng tác giả: (Không)
4. Chủ đầu tư thực hiện: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
5. Lĩnh vực áp dụng: Phát triển nhận thức
6. Thời gian, bắt đầu áp dụng/áp dụng thử: Từ tháng 9/2020 đến 4/2021
7. Địa điểm áp dụng/áp dụng thử: Lớp lá 2, Trường Mầm non Lê Thị Hồng Gấm xã Nghĩa Thắng
II. Mô tả giải pháp truyền thống đã, đang áp dụng
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi còn là cô sinh viên sư phạm mầm non, cho đến bây giờ bản thân đã là một cô giáo bước vào nghề cũng đã 8 năm. Với những kiến thức được học về tâm lý trẻ, cũng như thực tế qua nhiều năm gắn bó với các cháu mầm non. Bản thân Tôi đã có một cái nhìn như sau: Đồ dùng đồ chơi là những phương tiện không thể thiếu ở trường mầm non bởi nó là nguồn vui, là người bạn gần gũi, thân thiết và không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Đồ dùng đồ chơi không những giúp trẻ được giải trí, trẻ cảm thấy thoải mái tinh thần, thư giãn hơn, mà qua trẻ còn được học tập, kích thích sự phát triển của trí não, tăng cường sự thông minh của trẻ…
Trẻ mầm non nhận thức thế giới xung quanh qua việc quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng trực quan. Đồ dùng đồ chơi đẹp và phù hợp với trẻ sẽ thu hút nhiều trẻ tham gia vui chơi và học tập. Hiện nay, trên thị trường có nhiều đồ dùng đồ chơi trong danh mục phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động của giáo viên mầm non, chúng có độ bền cao, đẹp nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của trẻ, chính vì vậy những cô giáo mầm non như Tôi vẫn luôn ý thức được rằng bản thân cần phải biết biến những loại nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương, hay những loại phế liệu mà hàng ngày mỗi người, mỗi gia đình loại bỏ ra như chai nhựa, hộp sữa nhựa, nắp chai,... rồi gom nhặt về trang trí chúng thêm bằng những tấm vải nỉ, xốp, sơn nhiều màu sắc biến chúng thành những đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu trẻ tuy vậy những đồ dùng đồ chơi tự tạo lại có nhược điểm là ít bền dẫn đến trẻ không được thỏa mãn khi vui chơi trong góc chơi. Từ những trăn trở đó, Tôi luôn đặt cho mình câu hỏi: giáo viên sẽ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu gì cho đỡ tốn kém mà vẫn đẹp, sáng tạo, hấp dẫn được trẻ và đặc biệt có thể sử dụng lâu bền?
Bên cạnh đó, bản thân Tôi còn nhận thấy thực tế tại các góc chơi ở các lớp hiện nay có rất nhiều đồ dùng đồ chơi góc, tuy nhiên đa số chỉ làm đồ dùng đồ chơi cho góc phân vai, xây dựng, nghệ thuật..., riêng góc học tập lại rất ít, đơn điệu, có lớp chỉ trang trí các con số, đính số lượng, trẻ gắn số lượng xong thì không còn gì đề chơi nữa, điều này dẫn đến tình trạng trẻ không thích vào chơi góc này.
Đặc biệt đối với trẻ lớp lá, giáo viên cần cung cấp cho trẻ các kiến thức về toán như thế nào để tiếp thu kiến thức một cách bền vững, tạo tiền đề cho trẻ khi vào lớp 1. Ngoài những kiến thức về toán giáo viên cung cấp cho trẻ trong hoạt động học thì giờ hoạt động góc cũng giúp trẻ lĩnh hội rất nhiều kiến thức khi trẻ được thao tác, được chơi trực tiếp với các đồ dùng đồ chơi. Nó giúp trẻ phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, giúp trẻ hình thành các biểu tượng toán từ nhỏ góp phần phát triển toàn diện.
Ở lớp Tôi ngay từ đầu năm học, sau khi tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán, kết quả tôi nhận thấy là khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ ở lớp không đồng đều. Tôi dự tính sẽ bổ sung các kiến thức đó cho trẻ vào giờ hoạt động góc, tuy nhiên một số ít trẻ chọn chơi ở góc học tập vì đồ dùng đồ đồ chơi về toán ở lớp tôi ít và không hấp dẫn, chưa thu hút. Từ thực tế đó, tôi đã suy nghĩ mình phải làm thêm những đồ dùng đồ chơi về toán như thế nào để thu hút được trẻ tới góc học tập và khi tới hoạt động tại góc trẻ lớp tôi
nguon VI OLET