TỔNG HƠP TÓM TẮT
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
MÔN MĨ THUẬT LỚP 5


I. Những vấn đề mới (mấu chốt) của Chương trình 2018 so với Chương trình hiện hành của môn học.

1.1. Dạy học mĩ thuật theo chủ đề:
Dạy học theo chủ đề được thống nhất trong nội dung và yêu cầu cần đạt của CT mới ở cấp tiểu học. Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà còn hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
Trong quá trình thực hiện, học sinh được nghiên cứu sâu các chủ đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em được giao bài tập làm việc cá nhân hoặc làm việc theo từng nhóm với từng nội dung cụ thể. Việc thảo luận và hợp tác tìm ra giải pháp cho vấn đề chủ đề đặt ra giúp học sinh phát triển khả năng học độc lập và các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn mĩ thuật. Qua quá trình tự khám phá và thực hành, học sinh hiểu biết vấn đề sâu hơn là chỉ nghe giảng và chép bài.
Khi dạy học theo chủ đề:
- Các nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh và các em chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề
- Kiến thức không bị dạy riêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống. Vì vậy, kiến thức các em tiếp thu được là những khái niệm trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ
- Mức độ hiểu biết của học sinh sau phần học không chỉ là hiểu, biết, vận dụng mà còn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Kiến thức không chỉ là kiến thức mà còn liên quan đến những lĩnh vực và trong cuộc sống.
Với cách tiếp cận dạy học theo chủ đề, học sinh không những được tăng cường tích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng mà còn tăng cường sự vận dụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, rèn luyện các kỹ năng sống vốn rất cần cho trẻ hiện nay.
* Quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học một chủ đề đối với môn mĩ thuật:
Bước 1. Lựa chọn chủ đề phù hợp.
Trước khi quyết định lựa chọn chủ đề nào để thực hiện, giáo viên quan tâm tới:
- Đặc điểm học sinh, vùng miền, đặc điểm tộc người.
Có những chủ đề phù hợp với đối tượng học sinh này nhưng có thể không, hoặc chưa phù hợp với đối tượng học sinh khác. Chính vì thế, trong Chương trình giáo dục phổ thông môn mĩ thuật có gợi ý nhiều chủ đề khác nhau của một lớp để giáo viên lựa chọn dạy học cho phù hợp.
Ví dụ: Với những chủ đề: Thiên nhiên, Con người, Gia đình và Nhà trường đáp ứng yêu cầu cần đạt phần mĩ thuật tạo hình đối với học sinh lớp 5 trong CT mới, rất có thể với chủ đề Thiên nhiên, học sinh ở vùng nông thôn sẽ có nhiều cảm xúc hơn học sinh ở thành phố. Bởi không gian sống đối với học sinh vùng nông thôn thoáng đãng hơn, cây cỏ hoa lá nhiều hơn sẽ tạo nên những ấn tượng về thiên nhiên mạnh mẽ hơn không gian sống ở vùng đô thị chật hẹp.
Học sinh ở mỗi vùng địa lý có các phong tục tập quán, đặc điểm tộc người và nghi lễ tôn giáo khác nhau. Theo đó, khi chọn chủ đề cũng cần phù hợp với những đặc điểm này.
Ví dụ: Với tiểu chủ đề “trang trí mặt nạ” trong chủ đề “Xã hội” sẽ không thực sự phù hợp với một số tộc người chỉ sử dụng mặt nạ trong những dịp cúng tế, trong những nghi lễ đặc biệt mang màu sắc huyền bí, linh thiêng.
- Thời điểm tổ chức dạy học chủ đề.
Ở những thời điểm khác nhau, mỗi chủ đề gợi nên những cảm xúc khác nhau, hoặc là gần gũi, hoặc là không gắn kết với không khí chung. Việc liên kết chủ đề học tập với không gian thời gian, với không khí chung có thể tạo ra sự kết nối quan trọng, tạo ra mối liên hệ liên quan rất nhiều tới kết quả bài tập.
Ví dụ: Học sinh được học tập chủ đề “Nhà trường” vào dịp 20/11 sẽ tạo sự kết nối với các hoạt động khác đang diễn ra chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Tác động của không gian và khí thế chung trong trường học có ảnh hưởng tới tâm lý học tập của học sinh khi thực hiện các bài tập có chủ đề “Nhà trường”.
Việc lựa chọn chủ đề cũng có thể góp phần ứng phó với tình hình thời
nguon VI OLET