Tuần: 2- Tiết:                                 

Ngày dạy: 03/9/16         

 

 

1. Mục tiêu:

1.1Kiến thức:

- HS hát  thuộc bài Mùa thu ngày khai trường. Thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát.

- Đọc đúng giai điệu, ghép lời bài TĐN số 1.

1.2 Kĩ năng: 

- HS thực hiện: Hát (đọc nhạc- ghép lời ca TĐN) kết hợp với gõ đệm phách. Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. Hát hoà giọng cùng tập thể, hát to, rõ lời.

1.3 Thái độ:

- Qua nội dung bài học nhằm hướng các em thêm yêu quê hương, đất nước. Đồng thời qua nội dung bài TĐN cho các em thấy được sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi cũng như tình cảm sâu sắc của các cháu dành cho Bác, qua đó hướng các em thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.

2. Nội dung học tập:

- Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường.

- Tập đọc nhạc: TĐN số 1.

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên:

        - Đàn Organ, đĩa nhạc.

3.2 Học sinh:

        - Thanh phách.

        - Đọc trước tên nốt nhạc TĐN Số 1.

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút)

        - GV: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số .

        - HS: Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số.

                 8a1:                                             8a2:                                       8a3:

                8a4:                                              8a5:

4.2 Kiểm tra miệng:Mùa thu ngày khai trường” ( Thực hiện trong quá trình ôn tập).

        - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, to, rõ, có vận động theo bài hát (9đ).

        - Nêu đúng tên bài, tác giả, vở ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch đẹp (1đ)

        - Bài TĐN Số 1 có tựa đề là gì? Do ai sáng tác?( Chiếc đèn ông sao- Phạm Tuyên).

           * GV đánh giá xếp loại căn cứ vào số điểm HS đạt được : Đ ( 5-10đ); CĐ( 1-4đ).

4.3 Giảng bài mới:

* Giới thiệu bi mới:

Ở tiết trước, chúng ta đã được học một bài hát của nhạc sĩ Vũ Trọng Tường- Mùa thu ngày khai trường. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại để hát hay hơn bài hát này và học bài TĐN đầu tiên: Chiếc đèn ông sao.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

HĐ1: Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường(15 phút)

*Luyện thanh.

GV: Đệm đàn

HS: Luyện theo mẫu (mi…ma…) 1-2 phút.

  * Ôn tập:

GV : Mở đĩa giai điệu hoàn chỉnh bài hát.

GV: Đàn giai điệu

HS: Hát hoà giọng 2 lần kết hợp nhún theo nhịp.

GV: Nhận xét, sửa sai. (Hát và đàn giai điệu nhiều lần những chỗ sai cho HS sửa).

GV: Lưu ý HS hát thể hiện sắc thái, tình cảm  của bài hát cho đúng.

        Yêu cầu từng dãy hát kết hợp gõ phách.

GV: Gọi chỉ định 1-2 HS hát trước lớp.

HS: Nghe, nhận xét

GV: Nhận xét, ghi điểm.

* Chuyển ý: Vừa rồi các em đã được ôn lại bài hát” Mùa thu ngày khai trường“ và bây giờ chúng ta sẽ học bài TĐN nhé.

GV: Ghi bảng.

HĐ2: TĐN: TĐN số 1- Chiếc đèn ông sao(23 phút)

* Tìm hiểu bài:

GV: Treo bảng phụ.

        Giới thiệu tên bài, tác giả( Ns Phạm Tuyên được biết đến như một NS của trẻ thơ… Ông sáng tác rất nhiều ca khúc cho thiếu nhi…

GV ?: Bài được viết ở nhịp mấy?

          Trong bài có sử dụng những nốt gì ?

      ( về cao độ)? Trường độ?

GV?: Bài còn sử dụng kí hiệu gì? (dấu nhắc lại).

HS: Trả lời.

GV: Chỉ bảng.

HS: Đọc tên nốt kèm theo hình nốt. (đô đơn, mi đơn…) kết hợp gõ phách.

GV: Y/c HS viết cao độ của bài từ thấp lên cao.

GV: Đàn cho HS đọc cao độ.

* Tập đọc nhạc.

GV: Đàn giai điệu cả bài trên đàn 1-2 lần.

HS: Nghe, cảm nhận.

Tập đọc câu 1:

GV: Đàn giai điệu 2-3 lần.

HS: Nghe, nhẩm theo.

GV: Đàn, bắt nhịp.

HS: Đọc hoà giọng kết hợp gõ phách 1-2 lần.

GV: Nhận xét, sửa sai.

GV: Chỉ định 1-2 HS đọc nhạc.

HS: Nghe, nhận xét.

GV: Nhận xét, sửa sai.

* Tập câu còn lại: GV hướng dẫn tương tự câu 1 sau đó ghép câu theo lối móc xích.

* Ghép cả bài và ghép lời ca:

GV: Đàn giai điệu 1 lần.

HS: Nghe, nhẩm theo.

GV: Đàn, bắt nhịp.

HS: Đọc hoà giọng kết hợp gõ phách 1-2 lần.

GV: Nhận xét, sửa sai.

GV: Yêu cầu từng dãy thực hiện.

        Gọi 1-2 cặp song ca đọc.

HS: Nghe, nhận xét.

GV: Nhận xét, sửa sai.

GV: Chia lớp thành hai dãy, 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy ghép lời ca và ngược lại.

HS: Nghe, nhận xét.

GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương.

        Hướng dẫn HS hát lời ca kết hợp đánh nhịp.

HS: Thực hiện hát lời ca kết hợp đánh nhịp.

GV: Nhận xét, sửa sai.

        Gọi 1-2 tổ thực hiện

HS: Nghe, nhận xét.

GV: Gọi 1-2 HS thực hiện.

GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương.

* Tích hợp lồng ghép học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:

GV:? Em thấy hình ảnh gì qua lời ca bài TĐN chúng ta vừa học.

HS: Trả lời.( Trung thu rước đèn, có ông sao sáng …và “ hình ảnh Bác Hồ”…)

GV: Tổng hợp ý

       Bác mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng lúc nào Bác cũng luôn nhớ tới các cháu thiếu nhi đặc biệt là mỗi dịp tết trung thu…và đáp lại tình cảm của Bác, các cháu thiếu nhi Việt Nam luôn gắn bó và thể hiện lòng biết ơn, tình cảm sâu sắc đối với Bác…

      ? Các em sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn với Bác?

HS: Trả lời.

GV: Các em hãy học tập và rèn luyện thật tốt, thực hiện theo 5 điều Bác đã dạy để xứng đáng là “ Cháu Bác Hồ Chí Minh”.

 

1. Ôn bài hát: Mùa thu ngày khai trường

 

 

    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. TĐN: TĐN số 1-Chiếc đèn ông sao

                                                  ( Trích)

                                       Phạm Tuyên

   - Nhịp 2.

              4

   - Cao độ: mi, son, la, đô, rê.

   - Trường độ: Nốt đen, nốt móc đơn chấm dôi, nốt móc đơn, móc kép.

   - KH: Dấu nhắc lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 * Lời ca: Tùng rinh rinh tùng tùng tùng rinh rinh, đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời. Tùng rinh rinh tùng tùng tùng rinh rinh, ánh sao Bác Hồ toả sáng nơi nơi.

 

4.4 Tổng kết: (4phút)

- GV: Đàn, bắt nhịp.

- HS: Đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách bài TĐN Số 1 (1-2 lần).

- GV: Nhận xét chung.

4.5 Hướng dẫn học tập: (2 phút)

-  Đối với bài học tiết này: + Ôn lại bài hát: Mùa thu ngày khai trường.

+ Ôn TĐN Số 1 kết hợp đánh nhịp 2, học thuộc lời ca. Chép TĐN vào tập.                                                                                                    

- Đối với bài học tiết sau:+ Đọc trước bài Â.NTT: NS Trần Hoàn và bài hát” Một mùa xuân nho nhỏ”.

+  Sưu tầm một số bài hát của NS Trần Hoàn.

5. Phụ lục:

nguon VI OLET