Trường THCS Thống Nhất                                          Giáo án công nghệ 8             

Tuần 11 - Tháng 10

Chuyên đề học kì I

Dụng cụ cơ khí

Tiết 2 (Tiết 21 PPCT): Bài21. Cưa và đục kim loại.

                                       Bài22. Dũa và khoan kim loại.

A.Mục tiêu

-         Hiểu được ứng dụng của các phương pháp cắy kim loại bằng cưa tay, biết được kỹ thuật cơ bản khi dũa kim loại.

-         Biết được các thao các cơ bản về cưa và dũa kim loại.

-         Biết được các quy tắc an toàn lao động trong quá trình gia công.

B.Chuẩn bị:

     Gv:  bộ tranh giáo khoa 21.1 – 21.6 SGK

             - Các dụng cụ: - Êtô, cưa, đục, dũa, khoan.

             - Một đoạn phế liệu bằng thép.

     Hs: Mang các dụng cụ chuẩn bị.

C. Các hoạt động dạy học:

1. n định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Kể tên các nhóm dụng cụ cơ khí mà con đã học? Nhóm dụng cụ gia công gồm có những dụng cụ nào?

- HS phát biểu.

- HS khác bổ sung, nhận xét.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

Hoạt động 1:  Giới thiệu bài.

* Gv: Từ vật liệu ban đầu, để tạo thành một sản phẩm phải dùng một hay nhiều phương pháp gia công khác nhau với các dụng cụ khác nhau theo một qui trình. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp gia công cơ khí thường gặp như cưa kim loại. Đây là những phương pháp gia công thô với lượng dư lớn, sau khi cưa xong cần phải qua các phương pháp gia công khác như phương pháp dũa kim loại để đảm bảo sản phẩm có kích thước hình dáng và độ nhẵn bóng bề mặt theo yêu cầu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu kỹ thuật cắt kim loại.

* Yêu cầu Hs đọc phần I SGK 70

- Thế nào là cắt kim loại bằng cưa tay?

- Cưa tay dùng cắt kim loại khi nào?

-HS: Cắt kim loại bằng cưa tay dùng để cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc xẻ rãnh.

- GV: Ở tiết trước các con đã được học về cấu tạo của cưa. Một bạn hãy nêu cho cô cấu tạo của cưa?

- HS phát biểu.

* Gv giới thiệu cấu tạo của cưa tay.

- GV: Như vậy chúng ta đã nắm được thế nào là cắt kim loại bằng cưa tay. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu kĩ thuật cưa.

- GV yêu cầu nhóm I trình bày phần chuẩn bị khi cưa kim loại. Một hs đại diện cho nhóm I lên bảng kẹp vật mẫu vào ê tô.

- Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV: Quan sát hình 21.1b, theo con cách chọn chiều cao của êtô theo tầm vóc của người là như thế nào?

- GV: Chọn chiều cao của ê tô sao cho khi tay ta để đúng kĩ thuật thì cánh tay bàn tay và lưỡi cưa phải theo 1 đường thằng.

- GV: Sau khi kẹp vật vào ê tô rồi cô mời nhóm II lên trình bày phần cách cầm cưa và tư thế đứng khi cưa.

- 1 Hs đại diện nhóm II trình bày cách cầm cưa vàthế đứng cưa.

- Hs nhóm khác nhận xét bổ sung.

- GV kết luận.

- GV yêu cầu đại diện nhóm III trình bày phần thao tác cưa. Một HS đại diện lên thao tác với vật mẫu.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Gv biểu diễn, vừa biểu diễn thao tác, tư thế vừa nhấn mạnh lại cho Hs rõ.

- Gọi 1 – 2 Hs biểu diễn lại.

- GV cho HS làm tập điền dấu x vào ô đúng sai.

- Một hs đọc đề bài.

- HS lần lượt trả lời từng câu.

-  Gv giải thích cách điều chỉnh độ phẳng, độ căng, độ chùng của lưỡi cưa? Vậy để đảm bảo an toàn khi cưa ta phải làm gì?

- HS phát biểu.

- GV đưa ra kết luận.

I. Cắt kim loại bằng cưa tay:

1. Khái niệm:

- Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực các động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.

 

 

 

2. Kỹ thuật cưa:

a. Chuẩn bị:

- Lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho các răng cưa hướng ra khỏi phía tay nắm.

- Lấy dấu trên vật cần cưa.

- Chọn ê tô theo tầm vóc của người

- Gá kẹp vật lên ê tô.

b. Tư thế đứng và thao tác cưa:

- Tư thế đứng: Yêu cầu người cưa đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân.

- Cách cầm cưa: Tay phải nắm cán cưa, tay trái nắm đầu kia của khung cưa.

- Thao tác cưa: kết hợp hai tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa. Khi đẩy thì ấn  lưỡi cưa và đẩy từ từ để tạo lực cắt, khi kéo cưa về tay trái không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy, quá trình lặp đi lặp lại cho đến khi kết thúc.

3. An toàn khi cưa:

- Kẹp vật cưa phải đủ chặt.

- Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ.

- Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không rơi vào chân.

- Không dùng tay thổi vào mạt cưa hoặc mạch cưa để tránh mạt cưa bay vào mắt.

Hoạt động 3. Tìm hiểu dũa kim loại.

* Yêu cầu Hs quan sát các loại dũa trên hình 22.1 SGK

- GV: Hãy nêu tên các loại dũa mà em biết?

- HS phát biểu

- Nêu cấu tạo của dũa kim loại?

- HS phát biểu

- GV hướng dẫn HS cách chọn dũa: phải phù hợp với dạng bề mặt và vật liệu gia công. Vật liệu mềm dùng dũa thô, vật liệu cứng dùng dũa mịn.

- Yêu cầu các nhóm tiếp tục trình bày phần chuẩn bị dũa, cách cầm dũa và thao tác dũa, an toàn khi dũa.

GV hướng dẫn HS phần kĩ thuật dũa

- HS quan sát GV làm mẫu.

- Trong quá trình dũa mà không giữ cho dũa luôn thăng bằng thì bề mặt vật cần dũa sẽ như thế nào?

- HS phát biểu 

- GV rút ra kết luận.

- GV nêu những yêu cầu về an toàn khi dũa.

II. Dũa:

1. Kĩ thuật dũa:

a. Chuẩn bị:

- Cách chọn ê tô và tư thế đứng giống như tư thế đứng cưa.

- Kẹp vật cần dũa chặt vừa phải sao cho mặt phẳng cần dũa cách mặt ê tô 10- 20mm.

- Đối với các vật mềm cần lót tôn mỏng hoặc gỗ ở má ê tô để tránh bị xước vật.

b. Cách cầm dũa và thao tác dũa:

- Cách cầm dũa: Tay phải cầm cán dũa, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa.

- Thao tác dũa: Khi dũa phải thực hiện hai chuyển động. Một là đẩy dũa tạo lực cắt, khi đó hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng; hai là khi kéo dũa về không cần cắt do đó kéo nhanh và nhẹ nhàng.

2.An toàn khi dũa:

- Bàn nguội phải chắc chắn, kẹp vật phải đủ chặt.

- Không được dùng dũa không có cán hoặc cán bị vỡ.

- Không thổi phoi, tránh phoi bay vào mắt.

3. Tổng kết - Hướng dẫn về nhà

GV cho HS biểu diễn lại cách cầm dũa, thao tác dũa và nhắc lại trình tự cắt kim loại bằng cưa tay.

- GV gợi ý HS trả lời câu hỏi SGK.

- Gv dặn dò HS đọc trước bài thực hành 23 SGK và chuẩn bị dụng cụ cần thiết.

- Một vài HS lên biểu diễn lại thao tác dũa.

- HS trả lời câu hỏi SGK.

 

 

 

 

Giáo viên: Nguyễn Thị  Thảo                                        

nguon VI OLET