Trường THCS Cảnh Hóa                                               Giáo án âm nhạc lớp 8

 

Ngày dạy  :Lớp 8A: 26/02(Tiết 3 )

                  Lớp 8B: 27/02(Tiết 2 )

 

 

Tiết 24

                 - ÔN TẬP BÀI HÁT: NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI            

       - ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 6

      - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: HÁT BÈ

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Giúp học sinh học thuộc và hoàn thiện bài hát " Nổi trống lên các bạn ơi "

- Giúp các em đọc tốt và hát lời chính xác bài tập đọc nhạc số 6.

- Các em  hiểu biết sơ bộ về hát bè và tác dụng của hát bè trong nghệ thuật âm nhạc.

2. Kỹ năng:

- Tiếp tục củng cố kỹ năng khởi động giọng; Lấy hơi, nhả hơi, hát tròn vành, rõ chữ...

- Có kỹ năng gõ nhịp, phách tốt khi tập đọc nhạc. 

- Giúp các em củng cố kỹ năng học ÂNTT, hiểu ghi nhận các kiến thức cần nhớ.

3. Thái độ:

- Giáo dục các em  tình đoàn kết anh em trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Các em biết được hát bè là hình thức hát giúp người hát nâng cao trình độ âm nhạc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Hát tốt 2 bè của bài hát: Con chim non Hành khúc tới trường.

- CD nhạc một số bài hát có sử dụng hát bè hòa âm và ca nông.

- Bảng phụ chép 2 đoạn trích của bài hát: Con chim non Hành khúc tới trường.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị như dặn dò ở tiết trước. Phát biểu, xây dựng bài.

3. Thiết bị, đồ dùng dạy học:

- Đàn Organ.

- Máy casset.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Lớp: 8A (32) vắng:

                                 Lớp :8B (31) vắng:  

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra hát trong khi ôn tập bài cũ.

3. Bài mới

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS- Ghi bảng

- Gv giới thiệu bài học

-Gv cho hs khởi động giọng theo đàn, cả lớp đứng hát kết hợp hình thức hát lĩnh xướng, hát ca nông và vận động theo nhạc. (2 lần)

- Gv gọi 4 em lên bảng hát như trên, ghi điểm miệng

I. ÔN TẬP BÀI HÁT:

Nổi trống lên các bạn ơi

Nhạc và lời Phạm Tuyên

- Gv cho hs nhắc lại 1số kiến thức nhạc lí trong bài TĐN.

- GV cho HS luyện gam C dur.

- GV đàn giai điệu học sinh đọc nhẩm theo.

- Cả lớp TĐN kết hợp gõ phách.

- 2 em xung phong đọc bài TĐN đọc tốt GV cho điểm.

- ½ lớp TĐN, nữa còn lại hát lời..

II. ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN số 6

Trích bài: Chỉ có một trên đời

 Nhạc: Trương Quang Lục

 Lời: Dựa theo ý thơ Liên Xô

 

GV giới thiệu: Hát bè là một cách hát khó trong nghệ thuật âm nhạc. Hát bè làm cho bài hát khỏe mạnh, dày, đầy đặn, nhiều màu vẻ hơn. Có thể nói: Không thể chỉ có hát và đàn một bè. Thế giới vô vàn âm thanh, sự chọn lọc, kết hợp chuyển tiếp chúng theo những quy luật phù hợp với mĩ cảm của thời đại, làm tăng sức biểu hiện của một tác phẩm âm nhạc.

- HS đọc phần giới thiệu về hát bè trong SGK/49

Em hiểu thế nào là hát bè ?(Hs trả lời).

- GV tóm lại các ý chính ghi lên bảng, Hs ghi vào vở.

Những hình thức biểu diễn nào hay sử dụng hát bè? Cách hát bè nào đơn giản nhất ?( HS trả lời GV bổ sung và ghi lên bảng)

- Gv hướng dẫn học sinh hát bè 2 bài hát: Con chim non Hành khúc tới trường.

Bài hát nào hát bè ca nông. Bài hát nào hát bè hòa âm? ( Hs trả lời )

- Gv cho học sinh nghe một số bài hát có sử dụng hình thức hát bè để các em nhận ra đoạn nào hát bè và hát hình thức nào.

Em biết các bài hát nào có sử dụng lối hát bè?

III. Âm nhạc thường thức: Hát bè

1. Khái niệm:

- Là cách hát thể hiện những âm thanh cùng phát ra từ các quãng(hòa âm) hoặc giai điệu khác nhau.

2. Một số kỹ thuật hát bè

+ Ca nông ( Hát đuổi )

+ Hòa âm ( 2;3;4 bè )

3.  Một số hình thức hát bè:

+ Song ca

+ Tam ca

+ Tốp ca

+ Đồng ca

+ Hợp xướng

3. Ví dụ (nghe):

- Mùa thu ngày khai trường.

- Nổi trống lên các bạn ơi.

- Con chim non.

- Cò lả.

- Trống cơm

- Việt Nam quê hương tôi…

Các bài hát được phối bè cho hợp xướng

SGK

 

4. Cng cố:

- HS nhắc lại các nội dung của bài học. GV đàn cho cả lớp hát lại 1 lần bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi và TĐN số 6.

5. Dặn dò

- Học thuộc các nội dung đã học.

- Ôn tập từ tiết 19, tiết 25 kiểm tra 1 tiết

 

1                                                                           Giáo viên: Trần Thị Hiền 

 

nguon VI OLET