Trường THCS Cảnh Hóa                                               Giáo án âm nhạc lớp 8

 

Ngày soạn :26/3/2016                                          Ngày dạy  :Lớp 8B: 28/3(Tiết 3 )

                                                                                               Lớp 8A: 02/4(Tiết 4)     

 

Tiết 29

- ÔN TẬP BÀI HÁTNGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA

              - ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7

              - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:

NHẠC SĨ SÔ-PANH VÀ BẢN NHẠC BUỒN

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Giúp học sinh:

- Học thuộc và hát diễn cảm bài hát "Ngôi nhà của chúng ta".

- Đọc đúng giai điệu và hát lời chính xác bài tập đọc nhạc số 7.

- Biết sơ lược về nhạc sĩ Sô-panh, nhạc sĩ thiên tài người Ba Lan,tài năng âm nhạc thế giới.

- Các em nghe bản Nhạc buồn (Khúc luyện tập số 3) và cảm nhận vẻ đẹp trong một sáng tác của Sô-panh, tác phẩm rất quen thuộc với những người yêu nhạc ở Việt Nam.

2. Kỹ năng: Giúp các em:

- Củng cố kỹ năng khởi động giọng; Lấy hơi, ngắt câu, hát tròn vành, rõ chữ, kỹ năng vận động theo nhạc khi hát...

- Gõ nhịp, phách khi tập đọc nhạc. 

-  Củng cố kỹ năng học ÂNTT, ghi nhận các kiến thức cần nhớ.

3. Thái độ:

- Giáo dục các em  có tinh thần đoàn kết, thân ái với bạn bè trong nước và ngoài nước để cùng giữ gìn trái đất tươi đẹp.

- Các em biết trân trọng các nhạc sĩ thế giới, có nhu cầu tìm hiểu về nhạc sĩ nước ngoài thông qua cuộc đời, sự nghiệp và nghe bản nhạc của nhạc sĩ. Cũng là sự tôn vinh của nhân loại với thiên tài âm nhạc thế giới.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đối với giáo viên:

- Một số kiến thức nói về nhạc sĩ Sô-panh.

- Đĩa nhạc bản Nhạc buồn ( Bài ghi nhớ số 61 trong đàn PSR 280)

2. Đối với học sinh: Chuẩn bị như dặn dò ở tiết trước. Phát biểu, xây dựng bài.

3. Thiết bị, đồ dùng dạy học:

 - Đàn Organ;  Máy casset, phòng nghe nhìn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức: (1’)Lớp: 8A (28) vắng:

                                      Lớp :8B (27) vắng:  

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra trong quá trình ôn tập bài hát và ôn tập TĐN.

3.Bài mới. Giới thiệu bài: (1’)

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức

 Hoạt động 1:( Nhóm – Cá nhân)

- Đàn cho HS khởi động giọng.

- Nhắc các em đứng tại chỗ hát và vận động theo nhạc, ôn tập hình thức hát nối tiếp.

- Hình thức hát tốp ca có lĩnh xướng.

- Gọi 4 em lên bảng hát, ghi điểm miệng.

- GV kết thúc phần I, dặn dò.

I. ÔN TẬP BÀI HÁT: (10’)
 

Ngôi nhà của chúng ta

Nhạc và lời: Hình Phước Liên

Hoạt động 2:( Nhóm – Cá nhân)

- Lật trang bài TĐN.

- GV hỏi: Nhắc lại 1 số ký hiệu nhạc lý trong bài TĐN ?

* GV nhắc lại: Nhịp    , nhịp lấy đà, dấu lặng đơn    (Dấu ngắt), giọng Đô trưởng.

- Đàn gam rải, trục giọng của Đô trưởng.

- Đàn 1 lần bài TĐN.

- Nhắc HS đọc nhạc gõ theo nhịp.

- Nhắc HS hát lời gõ theo phách.

(GV sửa sai nếu có).

- Cho 1/2 lớp đọc nhạc (gõ theo nhịp), 1/2 lớp hát lời (gõ theo phách). (Đổi qua).

- Gọi 2 em xung phong (hoặc gọi theo sổ)  đọc nhạc và hát lời (Ghi điểm miệng)

II. ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: (10’)

TĐN SỐ 7

 Dòng suối chảy về đâu?

  Nhạc   : Nga

Đặt lời  : Hoàng Lân

Hoạt động 3: ( Cả lớp)

- Gọi 1 hs đọc bài đọc thêm trong SGK/59.

- GV hỏi: Em hiểu gì về tình cảm của nhân dân Ba-Lan với Sô-panh qua bài đọc thêm ?

(GV: Sự trân trọng, tôn vinh của nhân dân Ba-Lan nói riêng và nhân loại nói chung đối với một tài năng lớn về âm nhạc).

- Dẫn vào bài: Giảng sơ lược về thời niên thiếu của Sô-panh.

Em hãy nhắc lại ngày tháng năm sinh, quê hương... của nhạc sĩ Sô-panh ?

Nêu những nét nổi bật ở thời niên thiếu của Sô-panh ?

- Giảng sơ lược về tài biểu diễn pi a nô của Sô-panh.

Sô-panh là nghệ sĩ biểu diễn pianô ở mức độ nào ?

- GV cho hs nghe bản Polone (Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn, niềm tự hào của người dân Việt Nam b.diễn. Giải Sô-Panh 1996,

- GV cho HS nghe khúc luyện tập số 3

- HS nghe và cho biết cảm nhận của mình?

III. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC (15’)

Nhạc sĩ Sô-panh và bản  Nhạc buồn.

1. Nhạc sĩ Sô-panh (Phơ-rê-đê-rích Sô-panh)

- Sinh: 22.2.1810 gần Vác-sa-va (BaLan)

- Một thần đồng âm nhạc.

- Nghệ sĩ biểu diễn đàn pi-a-nô xuất sắc.

- Nhà sáng tác âm nhạc thiên tài .

Những bản nhạc của Sô-panh có giá trị lớn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

- Mất: 17-10-1849 tại Pa-ri (Pháp)

 

 

 

 

 

2. Khúc luyện tập số 3(Nhạc buồn)

- Giai điệu chậm rãi, gợi nỗi buồn man mác.

- Thể hiện cảm xúc của nhạc sĩ Sô-panh nhớ về Tổ quốc, về quê hương yêu dấu khi ông sống ở nước ngoài.

 

 

4. Củng cố: (5’)

- HS nhắc lại các nội dung của bài học.

- Cho lớp nghe bản nhạc Violon (Sô-Panh)

5. Dặn dò:  (3’)

- Học thuộc các nội dung đã học. Làm bài tập 1-2/59. 

- Tìm tài liệu về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ghi lại các ký hiệu nhạc lý có trong bài hát “Tuổi đời mênh mông”.

Rút kinh nghiệm

Lớp 8B:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lớp 8A:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

1                                                                           Giáo viên: Trần Thị Hiền 

 

nguon VI OLET