Tuần: 3- Tiết:                                 

Ngày dạy: 13/9/16        

 

 

1. Mục tiêu:

1.1Kiến thức:

- HS hát thuộc bài Mùa thu ngày khai trường và thể hiện được đúng tốc độ, sắc thái, tình cảm khác nhau ở hai đoạn a và b của bài hát.

- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 1: Chiếc đèn ông sao.

- Kể tên một vài sáng tác của nhạc sĩ Trần Hoàn. Nêu cảm nhận sau khi nghe bài Một mùa xuân nho nhỏ.

1.2 Kĩ năng: 

- HS thực hiện: +Hát (đọc nhạc- ghép lời ca TĐN) kết hợp với gõ đệm phách. Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca.

+ HS hát to, rõ lời, hát hoà giọng cùng tập thể, tư thế ngồi hát thẳng lưng.

1.3 Thái độ:

        - HS có thái độ trân trọng và biết ơn tới những nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp cho sự nghệp âm nhạc của đất nước.

2. Nội dung học tập:

- Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường

- Ôn tập đọc nhạc: Chiếc đèn ông sao.

- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên:

- Đàn Organ, đĩa bài hát Mùa thu ngày khai trường, bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.

- Tìm hiểu và sưu tầm một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Trần Hoàn.

3.2 Học sinh:

        - Thanh phách.

        - Học thuộc lời bài hát Mùa thu ngày khai trường, lời bài TĐN số 1.

        - Đọc trước bài âm nhạc thường thức, sưu tầm thêm một số bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn.

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

    4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút)

        - GV: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số .

        - HS: Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số.

                  8a1:                                         8a2:                                       8a3:       

                  8a4:                                        8a5:

    4.2 Kiểm tra miệng:Mùa thu ngày khai trường, TĐN Số 1 ”( Thực hiện trong quá trình ôn tập).

        - Hát( đọc nhạc- ghép lời ca) đúng giai điệu, thuộc lời ca, to, rõ, có vận động theo bài hát (8đ).

        - Nêu đúng tên bài, tác giả, vở ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch đẹp (1đ)

        - Kể tên một số bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn ? (1đ).

          * GV đánh giá xếp loại căn cứ vào số điểm HS đạt được : Đ ( 5-10đ); CĐ( 1-4đ).

    4.3 Tiến trình bài học:

* Giới thiệu bi mới: Ở tiết trước, chúng ta đã được học bài hát Mùa thu ngày khai trường và bài TĐN số 1- Chiếc đèn ông sao. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn lại để hát và đọc nhạc thuần thục hơn và tìm hiểu thêm về Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

HĐ1: Ôn bài: Mùa thu ngày khai trường(10 phút)

*Luyện thanh.

GV: Đệm đàn

HS: Luyện theo mẫu (mi…ma…) 1-2 phút.

  * Ôn tập:

GV : Mở đĩa giai điệu hoàn chỉnh bài hát.

GV: Đàn giai điệu

HS: Hát hoà giọng 1-2 lần.

GV: Nhận xét, sửa sai. (Hát và đàn giai điệu nhiều lần những chỗ sai cho HS sửa).

GV: Lưu ý HS vài chỗ trong bài hát đảo phách, nốt ngân dài. Đoạn b tiết tấu có thay đổi để các em hát cho đúng, thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát.

        Gọi 2-3 tổ trình bày tại chỗ kết hợp gõ phách.

GV chỉ định 1-2 HS trình bày bài hát trước lớp.

HS: Nghe, nhận xét

GV: Nhận xét, xếp loại.

* Chuyển ý: Các em vừa được ôn tập bài hát “ Mùa thu ngày khai trường ” và tiếp theo chúng ta cùng ôn lại bài TĐN số 1_ Chiếc đèn ông sao.

HĐ2: Ôn TĐN: Chiếc đèn ông sao. (13 phút)

GV : Đàn giai điệu bài 1-2 lần.

         Chia lớp theo hai dãy, TĐN và hát lời theo cách  đối  đáp, mỗi  dãy trình bày ( 1 lần) .

HS: Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm phách.

GV: Nhận xét, sửa sai.

        Gọi 1-2 nhóm thực hiện.

        Gọi 1-2 HS lấy tinh thần xung phong lên đọc nhạc và ghép lời ca kết hợp gõ phách.

HS: Nghe, nhận xét.

GV: Nhận xét, ghi điểm.

* Chuyển ý:

GV: Hát trích đoạn bài “Giữa Mặc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm”.

HS: Nghe cảm nhận, đoán tên bài  hát, tên tác giả.

GV: Và bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu đôi nét sơ lược về tác giả của bài hát này nhé.

HĐ3: Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ. (15 phút)

* Nhạc sĩ Trần Hoàn:

GV: Gọi 1 HS đọc bài.

HS: theo dõi

GV: Đưa ra câu hỏi:

       1. Em hãy trình bày tóm tắc những hiểu biết về nhạc Sĩ Trần Hoàn?

       2. Hãy kể tên một số sáng tác của nhạc sĩ?

HS: Nghe,suy nghĩ trả lời.

GV: Tổng hợp ý

HS: Ghi những nét cơ bản.

GV: Giới thiệu và trình bày trích đoạn một số sáng tác của nhạc sĩ Trần Hoàn: bài Lời người ra đi, Lời Bác dặn trước lúc đi xa…

HS:Nghe, phát biểu cảm nhận về bài hát.

* Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ:

GV: Đưa ra câu hỏi:

      1. Bài viết ở nhịp mấy? Sáng tác năm nào?

      2. Hãy nêu xuất xứ của bài hát?

HS: Trả lời.

GV: Tổng hợp ý, giới thiệu cấu trúc bài hát.

        Trình bày bài hát 1-2 lần

HS: Nghe, phát biểu cảm nhận về giai điệu và nội dung bài hát.

GV: Tổng hợp ý và đưa ra nội dung giáo dục.

1. Ôn tập bài hát:

                       Mùa thu ngày khai trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 1

                                  Chiếc đèn ông sao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.

* Nhạc sĩ Trần Hoàn:

      - NS Trần Hoàn (1928-2003), tên thật Nguyễn Tăng Hích, quê ở tỉnh Quảng Trị. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ văn hoá- Thông tin.

      - Một số tác phẩm tiêu biểu: Giữa Mặc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Lời Bác dặn trước lúc đi xa, Sơn nữ ca…

      - Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật.

 

 

 

* Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ:

      - Được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Thanh Hải năm 1980. Với chất liệu trữ tình của dân ca Huế, bài hát như một bức tranh xuân đầm ấm và tràn đầy tình cảm.

      - Bài hát có 2 đoạn: Đoạn A được viết ở giọng amoll, đoạn B viết ở giọng A dur.

 

4.4 Tổng kết: (4phút)

        - GV: Đàn, bắt nhịp

        - HS: Đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách bài TĐN Số 1 (1-2 lần).

        - GV: Nhận xét chung.

4.5 Hướng dẫn học tập: (2 phút)

        - Đối với bài học tiết này :+ Học thuộc lời, hát diễn cảm bài hát: Mùa thu ngày khai trường, TĐN Số 1.

+ Xem lại nội dung âm nhạc thường thức về NS Trần Hoàn và một số sáng tác của nhạc sĩ.

        - Đối với bài học tiết sau : + Đọc trước lời ca bài : Lý dĩa bánh bò và cho biết xuất xứ của bài.

+  Kể tên một số bài dân ca mà em biết.

5. Phụ lục:

nguon VI OLET