Ngày soạn :
Tiết 30: Học hát: Bài Tuổi đời mênh mông

I. MỤC TIÊU :
1. kiến thức:
- Hát đúng cao độ, trường độ, tiết tấu và lời ca bài hát. Ngắt câu ở cuối mỗi câu, lấy hơi sau các từ: lộng, me, hát. Ngân đủ phách ở những chỗ có ký hiệu dấu nối.
2. Kĩ năng:
- Luyện tập kỷ năng hát đồng đều hoà giọng, hát lĩnh xướng, hát đơn ca, biết thể hiện dấu quay lại.
3.Thái độ:
- Bài hát nói lên cuộc sống thật tươi đẹp và gần gũi, giáo dục các em cần phải có tình yêu quê hương, tình yêu cuộc sống.
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- vấn đáp kết hợp thuyết trình
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn Organ, thanh phách, đĩa nhạc.
- Sgk, giáo án.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- SGK âm nhạc, vở ghi.
- Thực hiện theo hướng dẫn của gv.
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.kiểm tra bài cũ: Gv gọi Hs trình bày lại bài TĐN số 7" Dòng suối chảy về đâu".
2. Bài mới:
Cuộc sống quanh ta luôn rộn ràng và luôn mở ra những trang đời mới. Trước mắt chúng ta là những điều gần gũi thân quen nhưng cũng thật lạ kì. Một ngôi trường, một hàng cây, một cơn mưa, một làng quê...tất cả gắn bó với chúng ta từ thủa ấu thơ và nó thể hiện qua bài hát “Tuổi đời mênh mông” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Hoạt động 1: Tuổi đời mênh mông

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC

- GV treo bảng phụ bài hát.
*Giới thiệu tác giả: Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: Ông sinh năm 1939 tại Huế và mất (01/04/2001) tại TPHCM. Âm nhạc của Trịnh Công Sơn giản dị, nhẹ nhàng, giai điệu mượt mà phóng khoáng trau chuốt, có nhiều chất thơ nhiều khi chứa đựng cả những tư tưởng triết lí sâu sắc.
* Những tác phẩm nổi tiếng: Quỳnh hương, Diểm xưa, Biển nhớ, Nối vòng tay lớn. Ngoài ra ông còn viết nhiều ca khúc cho thiếu nhi: Em là bông hồng nhỏ, Tiếng ve gọi hè, Tuổi đời mênh mông…
2. Dạy hát: (25`)
*Khởi động giọng:
Gv cho học sinh khởi động giọng theo mẫu :


Nô…….....na

*GV hát mẫu: GV hát mẫu, yêu cầu HS lắng nghe và nhẫm theo
- GV đặt câu hỏi cho HS cảm nhận sau khi nghe bài hát.
?Bài hát có tính chất như thế nào.
+HS trả lời, GV kết luận.
*Phân tích bài hát: GV hướng dẫn HS phân tích bài hát
? bài hát được viết ở nhịp mấy.
?Những kí hiệu nào cần ghi nhớ trong bài.
- Gv chia bài hát làm 3 đoạn đơn có tái hiện. ( a- b- a`)
Đoạn a (Mây và tóc em bay…có tình yêu).
Đoạn b (Thời thơ ấu.. đời thiết tha).
Đoạn b’(Bao đường phố…sóng đùa biển khơi).
*Học hát từng câu:
- Gv tiến hành dạy từng câu theo lối móc xích.
Câu 1:

Mây và tóc em bay trong chiều gió

lộng trời làm cơn mưa xanh dưới những hàng..


- Gv cho cả lớp hát sau đó cho 1 Hs hát, gọi Hs nhận xét.
- Gv cho từng tổ nhóm, cá nhân luyện tập.
- Gv ghép câu 1 & câu 2 chú ý lấy hơi cuối mỗi câu.
+ Hs thực hiện.
- Các câu còn lại tập theo lối móc xích.
- Gv cho Hs ghép từng đoạn và hỏi đoạn a có giai điệu giống đoạn nào?
- khi tập phải hát chậm để tránh bị lệch nhịp, những chỗ ngân dài gv đếm 2,3 để các em tập ngân giọng đủ trường độ nốt nhạc
- Gv: Đây là bài hát ở giọng rê trưởng nên cần hát với giai điệu mềm mạnh khỏe nhưng giai điệu nhẹ nhàng.
*Ghép toàn bài:
- sau khi tập xong mỗi đoạn Gv cho Hs ghép toàn bài trên nền nhạc đệm sau đó tập gõ nhịp 4/4.
- GV bắt nhịp cho HS ghép hoàn chỉnh bài hát
GV lắng nghe và sửa những chỗ sai cho HS
- GV kiểm tra một vài cá nhân
- GV gọi học sinh nhận xét
- GV nhận xét
- GV hướng dẫn học sinh ghép hoàn chỉnh bài hát kết hợp vỗ đệm theo phách
- GV cho HS hát bài hát
nguon VI OLET