Trường THCS Cảnh Hóa                                               Giáo án âm nhạc lớp 8

 

Ngày soạn :10/4/2016                                          Ngày dạy  :Lớp 8B: 11/4(Tiết 3 )

                                                                                               Lớp 8A:  16/4(Tiết 4)     

 

    Tiết 32                       - ÔN BÀI HÁT:  TUỔI ĐỜI MÊNH MÔNG.

                                   - ÔN TẬP: TĐN SỐ 8

                    - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: SƠ LƯỢC VỀ MỘT VÀI THỂ LOẠI NHẠC ĐÀN

                                                                           

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Giúp học sinh học thuộc và hoàn thiện bài hát " Tuổi đời mênh mông"

- Giúp các em đọc tốt và hát lời chính xác bài tập đọc nhạc số 8.

- Các em  hiểu biết sơ bộ về một vài thể loại nhạc đàn.

2. Kỹ năng:

- Tiếp tục củng cố kỹ năng khởi động giọng; Lấy hơi, nhả hơi, hát tròn vành, rõ chữ...

- Có kỹ năng gõ nhịp, phách tốt khi tập đọc nhạc. 

- Giúp các em củng cố kỹ năng học ÂNTT, hiểu ghi nhận các kiến thức cần nhớ.

3. Thái độ:

- Các em biết được thế nào lầ thể loại nhạc đàn. Phân biệt với nhạc hát.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đối với giáo viên:

- CD một số bản nhạc đàn.

- Độc tấu 1-2 bản trên đàn Organ: Bức thư tình gửi Êlidơ (Bêtôven); Em là bông hồng nhỏ.

2. Đối với học sinh:

- Chuẩn bị như dặn dò ở tiết trước. Phát biểu, xây dựng bài.

3. Thiết bị, đồ dùng dạy học:

- Đàn Organ. - Máy casset

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp: 8A: (28). Vắng:

                                      Lớp :8B: (27). Vắng:

2. Kiểm tra bài cũ:  (5’)

- 2 HS đọc bài TĐN số 8

3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’)

 

 

 

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức

- Hoạt động 1( Nhóm- Cá nhân)

GV giới thiệu bài mới, mở cho hs nghe 1 bản nhạc đàn dân tộc khi hs ghi đầu bài vào vở.

- HS khởi động giọng, đứng tại chỗ ôn lại bài hát Tuổi đời mênh mông 1 lần kết hợp vận động theo nhạc .

I. ÔN TẬP BÀI HÁT: (8’)

Tuổi đời mênh mông

Nhạc và lời : Trịnh Công Sơn

- Hoạt động 2( Nhóm- Cá nhân)

- 1 hs nhắc lại 1số kiến thức nhạc lí trong bài TĐN số 8.

- HS nghe đàn 1 lần bài TĐN số 8.

- GV đàn, hs ôn lại bài TĐN số 8, gõ đệm thanh phách theo phách và nhịp, kết hợp hát lời.

- Từng nhóm xung phong đọc bài TĐN và hát lời

- Cá nhân HS xung phong TĐN, ghi điểm miệng.

- Trò chơi: Đoán tên nốt nhạc: GV đàn vài nốt bất kỳ, hs xung phong đọc, ghi điểm miệng.

II. TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN số 8 (8’)

Thầy cô cho em mùa xuân (Trích)

 Nhạcvà lời: Vũ Hoàng

 

 

Hoạt động 3:( Cả lớp)

GV: Trong chương trình âm nhạc lớp 6, các em đã được biết sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn.

 Em nhắc lại sơ lược về nhạc đàn ?(HS trả lời).

- Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về thể loại nhạc đàn.

- HS đọc phần giới thiệu về nhạc đàn trong SGK/63

Em hiểu thế nào là nhạc đàn? (HS trả lời cá nhân)

Nhạc đàn có các hình thức biểu diễn nào ?

- GV tóm tắt các ý chính ghi lên bảng, hs ghi vào vở.

- HS hoạt động nhóm đôi: Nghe nhạc, đoán tên bản nhạc và hình thức biểu diễn.

- GV đàn kiểu Pianô bài Bức thư tình gửi Êlidơ.

- GV mở CD cho Hs nghe một vài bản nhạc đàn ghi ta, bầu, sáo, tranh, giao hưởng

 

III. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: (14’)

Sơ lược về một vài thể loại nhạc đàn

1. Khái niệm:

- Nhạc đàn (nhạc không lời) là một lĩnh vực quan trọng trong nghệ thuật âm nhạc. Được diễn tấu bằng một nhạc cụ, một số nhạc cụ hoặc cả một dàn nhạc.

2.Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ

+ Đọc tấu

+ Song tấu

+ Tam tấu

+ Hòa tấu

+ Dàn nhạc giao hưởng...

3.Các nhạc cụ thường xuyên biểu diễn

+ Pi – a - nô

+ Ghi - ta

+ Vi-ô-lông

+ Đàn tranh

+ Đàn bầu...

 

4.Củng cố:

 - HS nhắc lại các nội dung bài học.

- Lớp hát lại 1 lần bài hát “Tuổi đời mênh mông"

5. Dặn dò:

Về nhà: Thường xuyên hát các bài hát đã được học, nghe nhạc để thư giãn.

 

1                                                                           Giáo viên: Trần Thị Hiền 

 

nguon VI OLET