Trương THCS Cảnh Hóa                                       Giáo án âm nhạc 8

 

Ngày soạn: 18/9/2015                                             Ngày dạy: Lớp 8B: 21/9 (Tiết 3)

                                                                                         Lớp 8A:23/9 (Tiết 4)                                                           

 

           Tiết 5: - NHẠC LÍ: GAM THỨ- GIỌNG THỨ

                   - TẬP ĐỌC NHẠC    : TĐN SỐ 2

            

     I. MỤC TIÊU

      1. Kiến thức :

      - HS học thuộc và biết thể hiện sắc thái tình cảm bài hát "Lí dĩa bánh bò"

      - Dạy các em kỹ thuật hát ca nông và kỹ thuật hát tốp ca.

      - HS hiểu được cấu tạo của gam thứ ,giọng thứ,giúp HS đọc tốt bài TĐN số 2

      2. Kỹ năng:

      - Củng cố kỹ năng khởi  động giọng: Lấy hơi, nhả hơi, hát tròn vành, rõ chữ...

      - Có kỹ năng đọc gam rải, trục giọng, kỹ năng đọc tiết tấu, gõ nhịp, phách...

      3. Thái độ:

        Qua bài TĐN giúp các em thêm yêu quý quê hương đất nước

      II. CHUẨN BỊ:

      1. Giáo viên:

    - Đàn Organ - Máy casset.

     - Chuẩn bị bản nhạc một số bài hát viết ở giọng thứ như: Niềm vui của em....

     - Đệm đàn, hát và chỉ huy tốt bài hát " Lí dĩa bánh bò" và bài TĐN số 2.

     2. Học sinh:

     - SGK, vở ghi

     - Chuẩn bị như dặn dò ở tiết trước. Phát biểu, xây dựng bài.

       III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

        1. Kiểm tra bài cũ: (6’) Theo nhóm 3 HS:

      Trình bày bài hát “ Lý dĩa bánh bò”, kết hợp các động tác phụ họa.

  1. Bài mới

Giới thiệu bài: (1’)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động1 ( Cả lớp )

GV giới thiệu về giọng thứ

-Lấy một vài ví dụ về các bài viết ở giọng Trưởng và giọng thứ

-Giọng Trưởng:                                  . .  .          Chú chim nhỏ dễ thương

Chiếc đèn ông sao

-Giọng thứ :

               Xuân về trên bản

Quê hương,Ca-chiu-sa

*Giọng T và giọng t  khác nhau ở côngthức cấu tạo

-GV đánh đàn gam T và t cho hs nghe

*Phân biệt một số giọng Trưởng và giọng thứ

C và Am,F và Dm,G và Em.

I.Nhạc:Gam thứ - giọng thứ. (15’)

1. Gam thứ

Công thức gam Trưởng

I     II     III     IV    V    VI    VII     (I)

 

Công thức gam thứ.

I    II    III    IV     V    VI    VII      (I)

2. Giọng thứ.

Các bậc âm trong gam thứ dùng để xây dựng giai điệu một bài hát hay một bản nhạc gọi là giọng thứ.

 

Hoạt động 2( Cả lớp)

- GV treo bảng phụ bài TĐN số 2, hs quan sát bài TĐN và trả lời câu hỏi:

Bài TĐN được viết ở nhịp mấy.Phách mạnh là các phách nào, các nốt nào?

Bài TĐN được viết ở giọng gì. Tại sao ?

- GV dùng que chỉ cho hs đọc các nốt nhạc trong bài TĐN, sau đó đọc bất kỳ nốt nào theo gv chỉ.

- GV gọi 1 vài em đọc nốt nhạc yếu đọc nốt.

- GV cho cả lớp đọc tên hình các nốt từ hình nốt ngắn nhất đến dài nhất và trả lời các câu hỏi.

Bài TĐN có các nốt nào về cao độ?

Bài TĐN có các hình nốt nào

về trường độ ?

Bài nhạc viết ở giọng gì ?

- HS đọc nốt nhạc kết hợp gõ tiết tấu.

- HS nghe đàn, đọc gam rải và trục giọng Đô trưởng.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc kết hợp cao độ và trường độ.

- GV đàn bài TĐN 2 lần.

- HS đọc từng câu đến hết bài theo đàn.

- GV gọi 1 vài hs đọc câu 1, 2, 3, 4.

- Cả lớp đọc nhạc kết hợp gõ nhịp.

- Cả lớp ghép lời kết hợp gõ nhịp.

- Từng tổ đọc nối tiếp (4 tổ 4 câu) kết hợp gõ phách.

-1/2lớp đọc nhạc,1/2 lớp hát lời kết gõ nhịp.

-Hs xung phong đọc 2 - 4 câu, gv ghi điểm.

II.Tập đoc nhạc:TĐN số 2 (15’)

               Trở về Su-ri-en-tô

                       Nhạc I-ta-li-a

-.Cao độ:La-Si-Đo-Re-Mi-Pha

-.Tường độ: Hình nốt đen,nốt trắng, nốt móc đơn.

 

- Giọng của bài TĐN:La thứ

- Gam rải La thứ:

 

 

 

 

 

4. Củng cố: (5’)

      - HS nhắc lại nội dung chính của bài học .

      - Cho cả lớp đọc nhạc và hát lại bài TĐN số 2

5. Dặn dò: (3’)

      - Về nhà  học theo các mục I-II. Làm bài tập 1,2

 - Chép bài TĐN số 1 vào vở chép nhạc. Tập đọc, ghép lời, gõ nhịp, gõ phách.

      - Xem trước các phần của tiết 6. Tìm  bài hát có đoạn hát bè, mang theo đĩa nhạc.

 

 

1                              Giáo viên: Trần Thị Hiền

 

nguon VI OLET