BIÊN SOẠN CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO MÔ HÌNH VNEN

Ngày soạn:             /2017

Ngày dạy:              /2017                                 

Âm nhạc 8

Tiết: 910 11

CHỦ ĐỀ: GIAI ĐIỆU TUỔI HỒNG

 I. Mục tiêu cần đạt

1.Kiến thức:

- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Tuổi hồng.

-  Qua nội dung của bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mến những tháng ngày tuổi hồng thơ ngây cắp sách đến trường, tình cảm chân thành, hồn nhiên vô tư bên bè bạn và thầy cô kính yêu.

- HS hiểu thế nào là giọng song song, giọng La thứ hòa thanh.

- Đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 3 Hãy hót chú chim nhỏ hay hót.

- HS được tìm hiểu về nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây Kơ-nia.

2.Kỹ năng:

- Luyện tập kỹ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng.

- Luyện tập kỹ năng trình bày hoàn chỉnh bài hát.

- Rèn kỹ năng nhận biết nốt nhạc trên khuông và đọc nhạc đúng cao độ, trường độ kết hợp vỗ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu của bài.

3.Thái độ:

  - Giáo dục tình yêu thương, tinh thần đoàn kết thân ái trong lớp học, ở gia đình và ngoài xã hội.

-         Thể hiện tình thương dành cho bạn bè bằng hành động cụ thể.

-         Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

4.Năng lực cần hình thành và phát triển:

-         Thực hành âm nhạc.

-         Hiểu biết âm nhạc.

-         Cảm thụ âm nhạc.

-         Trình diễn âm nhạc.

-         Sáng tạo âm nhạc.

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:


1. Chuẩn bị của GV:

- Nhạc cụ quen dùng, giáo án điện tử.

- Đàn, hát thuần thục bài hát Tuổi hồng  bài TĐN số 3.

- Tóm tắt những nét cơ bản nhất về thân thế và sự nghiệp của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu.

- Hình ảnh, băng đĩa nhạc một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu để giới thiệu cho học sinh nghe và cảm nhận.

2.Chuẩn bị của HS:

-         Sách giáo khoa, vở ghi.

-         Nhạc cụ gõ, thanh phách.

-         Chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu của GV.

III.Cấu trúc của chủ đề:

1. Cơ sở hình thành chủ đề: Được xây dựng từ 3 tiết học của bài học số 3 trong chương trình SGK Âm nhạc lớp 8.

Cấu trúc nội dung theo từng tiết

Các mức độ câu hỏi bài tập

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tiết 1

I.Học hát bài: Tuổi hồng

Bài hát Tuổi hồng viết ở nhịp nào? Do ai sáng tác?

Nêu khái niệm nhịp 4/4.

Kể tên được một số tác phẩm của nhạc sỹ Trương Quang Lục sáng tác cho thiếu nhi.

Trình bày bài hát kết hợp đánh nhịp 4/4

Sáng tạo một số động tác phụ họa cho bài hát Khúc ca bốn mùa

Tiết 2:

I. Ôn tập bài hát: Tuổi hồng

II. Nhạc lý: Giọng song song, giọng La thứ hòa thanh

III.Tập đọc

- Thế nào là giọng song song, giọng La thứ hòa thanh.

- Bài tập đọc nhạc số 3 được viết ở

Bài tập đọc nhạc số 3 có sử dụng các tên nốt và hình nốt nào? Các ký hiệu Âm nhạc khác?...

- Rút ra âm hình tiết tấu của bài?

- Trình bày bài TĐN số 3 kết hợp vỗ đệm và đánh nhịp 3/4

Sáng tạo một số động tác phụ họa cho bài hát.

Tập đặt lời mới cho bài TĐN số 3


nhạc: TĐN số 3: Hãy hót chú chim nhỏ hay hót.

nhịp nào? Nêu xuất xứ của bài?

 

 

 

Tiết 3:

I. Ôn tập bài hát: Tuổi hồng

II. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 3.

III. Âm nhạc thường thức: Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây Kơ – nia.

Có thêm hiểu biết về một nhạc sỹ có nhiều đống góp cho nền Âm nhạc cách mạng Việt Nam, nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu

Tóm tắt được tiểu sử và kể tên một số tác phẩm Âm nhạc nổi tiếng của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu.

- Học sinh hát thuộc lời ca bài hát Tuổi hồng kết hợp một số động tác phụ họa.

- Tập đọc nhạc kết hợp vỗ đệm theo nhịp, phách trôi chảy bài TĐN số 3

- HS vẽ được bức tranh mang nội dung tình cảm có trong bài hát Tuổi hồng.

- HS viết được bài giới thiệu và nêu cảm nhận của bản thân sau khi nghe bài hát Bóng cây Kơ-nia. Có tình cảm trân trọng, gìn giữ và lựa chọn những tác phẩm Âm nhạc phù hợp lứa tuổi để nghe và trình diễn.

 

IV.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ (Đan xen)

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

PTNL


G ghi bảng

H ghi bài

G thuyết trình

H lắng nghe

G hát mẫu or bật đài

H lắng nghe và cảm nhận

G hướng dẫn

G đàn

G đàn và hướng dẫn

H tập hát từng câu

 

 

 

 

 

 

 

G hướng dẫn

H thực hiện

 

 

G đệm đàn

H tập hát hoàn chỉnh cả bài

I. Nội dung 1. Học hát bài: Tuổi hồng

 

a. Giới thiệu bài:

 

b. Nghe hát mẫu:

 

c. Chia đoạn, chia câu

d. Luyện thanh:

e. Tập hát từng câu:

- Đàn chậm giai điệu câu 1 từ 2-3 lần, yêu cầu hs hát nhẩm theo và sau đó gọi một vài cá nhân hát lại => Cả lớp hát theo đàn

- Tập câu 2 tương tự câu 1 => Nối câu 1 với câu 2

- Tập câu 3 - 4 tương tự câu 1 và câu 2 cho hết bài

- Hát thuần thục lời cả bài.

- Gọi 1-2 hs hát tốt trình bày bài hát.

f. Hát đầy đủ cả bài:

- Chia ½ lớp hát lần 1, ½ lớp hát lần 2 sau đó đổi ngược lại.

- Hướng dẫn hs trình bày theo nhóm

g. Hát hoàn chỉnh cả bài:

- Trình bày theo nhóm, GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

 

Hiểu biết

 

 

 

Cảm thụ

 

Thực hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


G kiểm tra

H xung phong trả bài

 

G hỏi: Sau khi học xong bài hát, em có cảm nhận gì về nội dung của bài?

? Nội dung của bài hát hướng chúng ta tới điều gì?

? Là học sinh, theo em, mỗi chúng ta, cần thực hiện tốt những nhiệm vụ nào?

H trả lời theo hiểu biết

 

G ghi bảng

H ghi bài

G đàn

H lắng nghe và hát nhẩm theo

G yêu cầu

H thực hiện

 

G ghi bảng

H ghi bài

 

 

- Gọi một vài cá nhân trình bày bài hát.

- Hướng dẫn hs hát lĩnh xướng và hoà giọng.

- Cả lớp trình bày bài hát một vài lần theo tay chỉ huy của GV

* Giáo dục tư tưởng thái độ

(Tích hợp môn GDCD)

 

 

 

 

 

II. Nội dung 2. Ôn tập bài hát:

- GV cho hs nghe lại giai điệu của bài hát

- Cả lớp trình bày theo phần đệm trong đàn => GV nghe và sửa sai cho các em

- Trình bày theo nhóm , Yêu cầu các em hát thể hiện được tính chất vui tươi, nhẹ nhàng của bài hát.

- Gọi nhóm 2-3 em lên bảng trình bày bài hát => Gv nhận xét và cho điểm

III. Nội dung 3. Tập đọc nhạc: TĐN số 3

Hãy hót chú chim nhỏ hay hót

1. Tìm hiểu bài:

? Bài TĐN được viết ở nhịp gì, nêu khái niệm về nhịp đó? (Nhịp 3/4  )

? Về cao độ bài có sử dụng độ cao của những nốt

 

 

 

Hiểu biết

 

 

 

 

 

 

Cảm thụ

 

Thực hành

 

 

 

 

 

 

 

Hiểu biết

 

 


G yêu cầu

H trả bài

 

G ghi bảng

H ghi bài

 

G chỉ định

H tập đọc tên nốt nhạc

 

G hỏi

H trả lời

G đàn

H đọc gam

G đàn và hướng dẫn

H tập đọc nhạc từng câu theo lối móc xích.

 

 

 

 

 

G hướng dẫn

H tập đánh nhịp

 

nhạc nào? ( son#, la, si, đố, rế, mí), giọng la thứ hòa thanh.

? Về trường độ có những hình nốt nào? Rút ra âm hình tiết tấu của bài? (Nốt trắng, đen chấm, đen, nốt móc đơn chấm dôi, móc đơn, móc kép).

- Trong bài có hình tiết tấu móc đơn có chấm dôi đứng trước móc kép (dấu chấm dôi đứng sau hình nốt nào thì có độ ngân bằng ½ hình nốt đó).

2. Đọc tên nốt nhạc:

 

3.Chia câu:

? Bài có thể chia làm bao nhiêu câu? ( 4 câu)

4. Đọc gam la thứ, la thứ hòa thanh, âm trụ...

5. Tập đọc từng câu: (Dịch giọng -5)

- Cho hs nghe giai điệu của cả bài 1 lần để các em cảm nhận.

- Đàn chậm giai điệu câu 1 khoảng 3 lần , hs nghe, đọc nhẩm theo sau đó đọc theo đàn.

- Tập câu 2 tương tự như câu 1=> Nối câu 1 và câu 2.

- Tập câu 3 và câu 4 tương tự câu 1 và 2 sau đó nối cả bài (lưu ý có dấu nhắc lại ở câu 3 và 4)

- Yêu cầu từng dãy bàn đọc nhạc và gõ phách đệm, lưu ý phân biệt phách mạnh và phách nhẹ.

- Hướng dẫn hs đọc nhạc và đánh nhịp.

6. Ghép lời ca:

- Gv đàn giai điệu cho hs hát lời và gõ phách =>

 

 

 

 

 

Thực hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


G đệm đàn và h/dẫn

 

 

 

G đệm đàn và h/dẫn

H thực hiện

 

G chỉ định

H thực hiện

G ghi bảng

H ghi bài

G đàn

H lắng nghe và hát nhẩm theo

G yêu cầu

H thực hiện

G yêu cầu

H trả bài

G ghi bảng

H ghi bài

G đàn

H nghe và ghi nhớ

H TĐN kết hợp gõ phách, đánh nhịp

Gv chú ý nghe và sửa sai.

- Chia 2 nửa lớp: 1 nửa hát lời nửa kia đọc nhạc sau đó đổi lại có kết hợp đánh nhịp.

7. Trình bày hoàn chỉnh cả bài:

- GV đệm đàn cho hs trình bày cả bài và kết hợp đánh nhịp.

- Luyện tập như vậy theo từng nhóm và chú ý sửa sai.

- Gọi 1 vài cá nhân đọc bài và đánh nhịp

IV. Nội dung 4: Ôn tập bài hát:

Tuổi hồng

- GV cho hs nghe lại giai điệu của bài hát

- Cả lớp trình bày theo phần đệm trong đàn => GV nghe và sửa sai cho các em

- Trình bày theo nhóm , Yêu cầu các em hát thể hiện được tính chất vui tươi, nhẹ nhàng của bài hát kết hợp một số động tác phụ họa.

- Gọi nhóm 2-3 em lên bảng trình bày bài hát => Gv nhận xét và cho điểm.

V. Nội dung 5. Ôn tập Tập đọc nhạc:

Hãy hót chú chim nhỏ hay hót

- Cho học sinh nghe lại giai điệu của bài TĐN 1 lần để các em nhớ lại.

- Cả lớp đọc nhạc + gõ phách mạnh, nhẹ.

- Từng nhóm đọc nhạc và đánh nhịp  .

* Kiểm tra:

 

 

 

 

 

 

 

 

Cảm thụ

 

 

Trình diễn

 

 

 

 

 

Cảm thụ

Thực hành

 

 

 

 


G yêu cầu

H thực hiện

 

G ghi bảng

H ghi bài

G yêu cầu

H thực hiện

 

G thuyết trình và thao tác trình chiếu

H lắng nghe và ghi nhớ

G thao tác

H lắng nghe và cảm nhận.

 

G thao tác

H lắng nghe và cảm nhận.

G hỏi: Cảm nhận của em khi nghe các bài hát.

H phát biểu cảm nhận

- Gọi 3 em lên bảng trình bày bài TĐN

- Gọi 2 em lên bảng đánh nhịp cho cả lớp TĐN.

VI. Nội dung 6. Âm nhạc thường thức:

 Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây Kơ-nia

1. Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu

- Đọc to, rõ nội dung bài học trong SGK. Sau đó lên bảng trình bày những nội dung kiến thức trong phần ANTT đã được GV cho câu hỏi chuẩn bị ở nhà từ tiết học trước.

- Giới thiệu về nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu (SGK trang 24)

- Nghe một vài trích đoạn các tác phẩm Âm nhạc nổi tiếng của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu: Đoàn vệ quốc quân, Những ánh sao đêm, Nhớ ơn Bác Hồ…..

2. Bài hát: Bóng cây Kơ - nia

 

(Tích hợp môn Ngữ Văn)

 

 

 

 

Hiểu biết

 

 

 

 

 

Cảm thụ

 

 

 

 

 

 

4. Củng cố

 Tiết 1: Trò chơi: Nghe giai điệu, đoán tên câu hát

     Tiết 2: Trò chơi: Hát theo nguyên âm cùng nhạc trưởng (Dựa trên giai điệu bài TĐN số 3)

           Tiết 3: Trò chơi: Hỏi nhanh đáp nhanh


5. Hướng dẫn học ở nhà

    Tiết 1: - Học bài và trả lời câu  hỏi SGK.  Chuẩn bị nội dung bài học tiết 23,

Trả lời các câu hỏi sau:

a. Bài TĐN số 3 được viết ở nhịp nào? Ý nghĩa của số chỉ nhịp đó

b. Về cao độ bài TĐN số 3 sử dụng các tên nốt nào?

c. Về trường độ, bài TĐN số 3 sử dụng các hình nốt nào?

d. Các ký hiệu khác được sử dụng trong bài.

           Tiết 2:   - Chép bài TĐN số 3 vào vở chép nhạc. Tập đọc, ghép lời, gõ nhịp, gõ phách.

  -  Đọc kỹ phần Âm nhạc thường thức tiết 11. Trả lời các câu hỏi:

a. Em hãy giới thiệu tóm tắt về thân thế và sự nghiệp của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu?

b. Nêu đặc điểm của Âm nhạc của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu?

c. Kể tên một số tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của nhạc sỹ viết cho thiếu nhi và hát một ca khúc mà em yêu thích nhất?

d. Nêu cảm nhận của em về ca từ của bài hát Bóng cây Kơ - nia?

Tiết 3: - Ôn tập thật nghiêm túc và đạt kết quả cao các nội dung từ tiết 9 đến tiết 11 để chuẩn bị kiểm tra 15 phút vào đầu giờ tiết học 12.     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ỨNG HÒA

TRƯỜNG THCS TẢO DƯƠNG VĂN

------------------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên: Phạm Thị Ngọc Hà

Tên chủ đề: Giai điệu tuổi hồng

Môn: Âm nhạc lớp 8

Năm học: 2017 - 2018


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET