Trường THCS Liêng Trang                                                                                          Giáo viên: Bùi Thị Như Hoa

 

Tuần : 27                                                                                                      Ngày soạn: 02/03/2017

Tiết   : 53                                                                                                     Ngày dạy:   06/03/2017                           

 

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Giúp HS hệ thống lại các kiếm thức đã học về hidro, phản ứng thế, phản ứng oxi hoá khử.

- Vận dụng làm các bài tập liên quan đến bài học.

2. Kĩ năng:

- Học sinh nắm vững các khái niệm: phản ứng oxi hóa – khử, chất khử, sự khử, chất oxi hóa, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa – khử, phản ứng thế,  phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy .

- Học sinh có kĩ năng xác định chất khử, sự khử , chất oxi hóa , sự oxi hóa trên một phản ứng oxi hóa – khử cụ thể , phân biệt được các loại phản ứng

- Học sinh viết được các phương trình phản ứng thế và tính toán theo phương trình

- Học sinh không hiểu lầm: phản ứng thế không phải là phản ứng oxi hóa – khử , hay phản ứng hóa hợp luôn luôn là phản ứng oxi hóa –khử ..   

3. Thái độ: Làm việc cẩn thận và chính xác.

4. Trọng tâm:

- Tính chất hidro.

- Điều chế hidro.

- Phản ứng oxi hóa – khử, phản ứng thế.

5. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên và học sinh:

a. Giáo viên: Một số bài tập củng cố kiến thức.

b. Học sinh:  Ôn tập kiến thức trước khi lên lớp.

2. Phương pháp: Đàm thoại – Thảo luận nhómLàm việc cá nhân.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ  HỌC:

1. Ổn  định lớp  (1’):               

Lớp

Tên HS vắng học

Lớp

Tên HS vắng học

8A1

 

8A4

 

8A2

 

8A5

 

8A3

 

 

 

2. Kiểm tra 15’:

Câu 1 (4đ): Viết 2 phương trình hóa học điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm?

Câu 2 (6đ): Hãy cân bằng các PƯHH sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

             1. Mg + O2 MgO

             2. KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2

             3. Fe + CuCl2   FeCl2 + Cu

+ Đáp án

Câu 1: Viết 2 phương trình hóa học điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm:

             Zn + 2HCl   ZnCl2  + H2 (2đ)

             Fe + H2SO4 FeSO4 + H2  (2đ)

Câu 2 Mỗi phương trình hóa học đúng đạt 2 điểm.

             1. 2Mg + O2 2MgO( phản ứng hóa hợp)

             2. 2KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2 ( phản ứng phân hủy)

             3. Fe + CuCl2   FeCl2 + Cu ( phản ứng thế)

2. Bài mới:

Hoạt động  của GV

Hoạt đông của HS

Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ(10’).

-GV: Yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau:

1.  Trình bày tính chất hoá học của hiđro.

2. Nêu ứng dụng của H2

3. Hãy nêu cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm? Có mấy cách thu khí H2.

4. Phản ứng thế là gì? Nêu khái niệm sự khử, chất khử.

-HS: Trả lời các câu hỏi của GV.

 

Hoạt động 2. Bài tập (30’).

-GV: Cho HS làm việc cá nhân và hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK/118.

 

 

 

 

- GV: Yêu cầu 2 HS lên bảng sửa bài và lấy bài của 5HS làm nhanh nhất chấm lấy điểm.

-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK/118.

-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 5 SGK/119:

+ GV: Yêu cầu HS tự làm câu a, b.

+ Hướng dẫn câu c:

- Tính mCu.

- Viết PTHH.

- Tính toàn theo PTHH => Cộng tổng V lại sẽ thu được kết quả cuối cùng.

 

 

 

-HS:  Thảo luận và làm bài tập theo hướng dẫn:

2H2 + O2   2H2O ( hoá hợp )

3H2 + Fe2O3   3H2O + 2Fe ( thế)

4H2 + Fe3O4    4H2O + 3Fe ( thế)

H2 + PbO        H2O + Pb ( thế)

-HS: + 2HS lên bảng làm bài tập.

         + 5 HS nộp bài cho GV chấm.

-HS:Suy nghĩ và trả lời theo hướng dẫn của GV

-HS: (Bài tập 5 SGK/119)

+ Tự làm câu a,b.

+ Làm câu c theo hướng dẫn.

mCu = mhh – mFe =  6 – 2,8 = 3,2 (gam)

=>

    

CuO  +  H2           Cu  + H2O

1 mol                              1 mol

0,05mol                           0,05 mol

Thể tích H2 dùng để khử CuO là:

3H2 + Fe2O3          3H2O + 2Fe

3mol                                              2 mol

0,075mol                                       0,05 mol

Thể tích H2 dùng để khử Fe2O3

Thể tích H2 dùng để khử hai oxit:

3. Nhận xét- Dặn dò (4’):

- GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3, 4,6 SGK/119.

- Chuẩn bị các nội dung còn lại  cho tiết sau ( tiết 2).

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo án Hóa học 8                                                                                                                     Năm học 2016 -2017                            

nguon VI OLET