KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Học phần: LÍ LUẬN DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 2
Giảng viên: TS. TRỊNH CAM LY
Nhóm: 6 Buổi GIẢNG TẬP PHÂN MÔN CHÍNH TẢ
Thông tin thành viên:
NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO 43.91.901.180 NHÓM TRƯỞNG
LÊ THỊ NHUNG 43.91.901.146 THÀNH VIÊN
HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO 43.01.901.174 THÀNH VIÊN
NGUYỄN OANH KIỀU 43.01.901.078 THÀNH VIÊN
NGUYỄN THỊ KIM NGỌC 43.01.901.119 THÀNH VIÊN
NGUYỄN QUỲNH CHI 43.01.901.025 THÀNH VIÊN

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tuần 27 – Môn: Chính tả (Nhớ - viết)
Bài: CỬA SÔNG
Mục tiêu:
Phẩm chất:
Giáo dục học sinh biết cách tôn trọng người khác bằng việc viết hoa tên người.
Năng lực:
Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối bài “Cửa sông”.
Củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
Sự chuẩn bị:
Giáo viên:
5 tờ giấy để phục vụ cho phần kiểm tra bài cũ.
Bảng phụ có ghi quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí.
Các vật dụng cần thiết khác: sách giáo khoa, sách giáo viên, phấn,...
Học sinh:
Sách giáo khoa.
Các vật dụng cần thiết khác: bảng con, bút lông hoặc phấn, tập, bút,...
Các hoạt động dạy – học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

Ổn định lớp.
GV chuẩn bị sẵn 5 tờ giấy, trên mỗi tờ giấy có 2 mặt (mặt trước là những tên người, tên địa lí nhưng chưa viết đúng quy tắc viết hoa còn mặt sau là những từ đó nhưng đã viết đúng quy tắc viết hoa).
[Các từ GV chọn để kiểm tra bài cũ: Khổng Tử, Bồ Đào Nha, Pa-ri, Ê-đi-xơn, Ơ-gien Pô-chi-ê.].
GV lần lượt dán từng tên (mặt viết sai quy tắc) lên bảng, cho HS 15s để nhìn và sửa lại tên đó theo đúng quy tắc viết hoa vào bảng con. Hết thời gian yêu cầu tất cả giơ bảng lên.
Sau khi tất cả HS đã giơ bảng lên thì GV lật tờ giấy lại (mặt giấy viết tên đúng quy tắc) để HS nhìn lại, so sánh và tự sửa lại đáp án của mình cho đúng.
Cứ lần lượt như thế đến hết 5 tên đã chuẩn bị.
Cuối cùng, GV nhận xét và nếu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài:
+ Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
+ Có một số tên người, tên địa lí viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán – Việt.
HS ổn định theo yêu cầu của GV.
HS quan sát phần chuẩn bị và hướng dẫn của GV trong hoạt động kiểm tra bài cũ này.










HS thực hiện theo yêu cầu của GV.





HS lắng nghe GV nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí.

Hoạt động 2: Chuẩn bị cho phần viết chính tả

GV mời 2 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối của bài “Cửa sông”. Yêu cầu các HS còn lại lắng nghe và nhận xét.
Cho cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ trong Sgk.
Sau khi đọc thầm, GV yêu cầu 2 HS nêu lại nội dung của 4 khổ thơ bài “Cửa sông”.




GV chủ động dự kiến một số từ khó viết để HS luyện viết: tôm rảo, búng càng, uốn cong, lưỡi sóng, lấp lóa,…
GV đọc cho HS viết các từ khó viết trên.
Sau đó, GV nhắc các em cách trình bày bày thơ 6 chữ, chữ cần viết hoa, dấu câu…
Cho HS viết chính tả. (15 phút).
Sau 15 phút đó, GV chấm bài chính tả của 4-5 HS, số còn lại cho các em đổi vở với bạn kế bên để dò lỗi chéo cho nhau (dựa theo bài mẫu trong sách).
Nhận xét chung và chữa lỗi.
2 HS đứng lên đọc lại 4 khổ thơ cuối bài “Cửa sông”.

Cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ trong sgk.

2 HS nêu lại nội dung 4 khổ thơ cuối bài “Cửa sông”.
(Câu trả lời dự kiến: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình thủy chung và
nguon VI OLET