Thứ hai ngày tháng năm .
Môn : Toán
KILÔMÉT
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị kilômét. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômét.
- Nắm được được quan hệ giữa kilômét và mét.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên các số đo với đv là kilômét (km)
- Biết so sánh các khoảng cách (đo bằng km)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bản đồ Việt Nam.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học

1. ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA:
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI:
a/ Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
b/ Giới thiệu đơn vị đo độ dài kilômét (km):
- GV nói: Các em đã học các đơn vị đo độ dài là xăngtimét, đêximét, và mét. Để đo các khoảng cách lớn , chẳng hạn quãng đường giữa 2 tỉnh, ta dùng 1 đơn vị đo lớn hơn là kilômét.
- GV viết lên bảng: Kilômét viết tắt là km.
1km = 1000m
c/ Thực hành:
Bài 1: Số.
- GV gọi HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 cột.
- GV nhận xét sửa chữa.
1km = 1000m 1000m = 1km
1m = 10dm 10dm = 1m
1m = 100cm 100cm = 1dm
Bài 2: Nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi sau:
- GV cho HS trả lời miệng. GV nhận xét.
B 42km ( C
23km ( 48km
A ( ( D
a. Quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu kilômét ?(23km).
b. Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu kilômét? (90km).
c. Quãng đườngtừ C đến A (đi qua B) dài bao nhiêu kilômét? (45km).
Bài 3: Nêu số đo.
- GV cho HS làm bài vào vở (nhìn SGK làm bài).
- GV chấm 1 số vở của HS.
Quãng đường
Dài

Hà Nội – Cao Bằng.
285km

Hà Nội – Lạng Sơn .
169km

Hà Nội – Hải Phòng.
102km

Hà Nội – Vinh.
308km

Vinh – Huế.
368km

TP HCM – Cần Thơ.
174km

TP HCM – Cà Mau.
354km

4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.



- HS nhắc lại tựa bài. Cả lớp đọc đồng thanh.





- HS đọc cá nhân.
- Lớp đọc đồng thanh.


- HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 cột.
- Lớp nhận xét.




- HS trả lời miệng.
- Lớp nhận xét.









- HS làm bài vào vở.
- HS nộp bài.













-----------------(((-----------------

Môn : Tập Đọc
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ
- Phân biệt được lời các nhân vật .
2. Hiểu
- Hiểu được ý nghĩa các từ mới : hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ.
- Hiểu ý nghĩa của truyện : Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạbài tập đọc trong SGK
- Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học

1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 1 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Cây si già.





- Nhận xét, cho điểm HS.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Cho cả lớp hát bài : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã.
- Khi còn sống, Bác Hồ luôn dành tất cả sự quan tâm của mình cho thiếu nhi. Bài tập đọc ai ngoan sẽ được thưởng sẽ cho các con thấy rõ điều đó.
2.2. Luyện
nguon VI OLET