HAI ĐỨA TRẺ- CHÍ PHÈO
THẠCH LAM-NAM CAO
Các đề liên hệ, so sánh xung quanh:
ĐỀ 1 : Anh/ chị hãy phân tích chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (trích Vợ chồng A phủ – Tô Hoài), từ đó liên hệ với chi tiết bát cháo hành của Thị Nở mang cho Chí Phèo ( trích Chí Phèo– Nam Cao) để làm rõ vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn
Dàn ý đáp án
a. MB: Giới thiệu khái quát về 2 tác giả, 2 tác phẩm, 2 chi tiết nghệ thuật.
0,25

b. TB: * Giải thích: – Chi tiết nghệ thuật  chính là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” (Từ điển thuật ngữ văn học) trong tác phẩm văn học. Chi tiết nghệ thuật  được biểu hiện phong phú, có thể là một nét chân dung nhân vật, một hành vi lời nói, một biểu hiện cử chỉ, phản ứng nội tâm, một nét phong cảnh, môi trường, một biểu hiện sinh hoạt, một khâu quan hệ nào đó trong đời sống của nhân vật… – Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Đặc điểm của truyện ngắn phải ngắn gọn, cô đúc, kiệm lời, dung lượng nhỏ nhưng sức chứa lớn. Các chi tiết được lựa chọn đưa vào truyện ngắn phải độc đáo, giàu ý nghĩa nghệ thuật + Chi tiết tiếng sáo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ  là một nét vẽ rất thực về cảnh Tây Bắc, trực tiếp đưa người đọc vào không khí náo nức, rộn ràng, khơi gợi nhiều khát khao của con người những đêm tình mùa xuân. + Chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí phèo là biểu hiện tình người ấm nóng nơi làng Vũ Đại khô khát yêu thương, khơi dậy tình thương trong con người. →Trong tác phẩm văn học, chi tiết đóng vai trò quan trọng góp phần làm nên nét độc đáo trong nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm
0,5  

* Phân tích : * Chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài. – Hình tượng tiếng sáo nằm ở phần giữa tác phẩm, đó là những thanh âm của tiếng sáo vùng núi cao Tây Bắc trong đêm tình mùa xuân. Sau những chuỗi ngày sống chỉ mang ý nghĩa của sự tồn tại, tê liệt, chai lì cái nồng nàn của lửa, của men rượu, cái tươi vui rộn rã của mùa xuân Hồng Ngài đã đánh thức tâm hồn Mị, tiếng sáo đã vọng đến đôi tai Mị. Tiếng sáo  được miêu tả từ xa đến gần, với những cung bậc khác nhau: khi  tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi,  tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng,  tiếng sáo lửng lơ bay ngoài đường,  trong đầu Mị , rập rờn tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi + Trước hết, đây là chi tiết có ý nghĩa tả thực về nét đẹp văn hóa của miền núi cao Tây Bắc. ∟Tiếng sáo vang lên với những cung bậc khác nhau, khi xa khi gần, khi trầm bổng khoan thai, khi rập rờn, khi lấp ló… ∟Âm thanh tiếng sáo vang lên những ca từ mộc mạc thể hiện lẽ sống hồn nhiên, yêu đời, phóng khoáng của những con người nơi đây →. Tiếng sáo mang đến chất thơ, làm dịu mát cuộc sống trăm đắng ngàn cay với nỗi đời cơ cực của con người nơi đây, khiến mảnh đất Tây Bắc vốn xa lạ, hoang vu trở nên gần gũi, thơ mộng. + Không dừng lại ở ý nghĩa tả thực, chi tiết tiếng sáo góp phần diễn tả vẻ đẹp tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân. ∟Tiếng sáo lay thức tâm hồn Mị, khiến lòng Mị thiết tha, bổi hồi, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi và những kí ức đẹp đẽ nồng nàn của người con gái đã trở về. ∟Tiếng sáo đã làm bừng lên khát vọng sống, Mị ý thức hiện tại mình vẫn còn trẻ, Mị ý thức về quyền hạnh phúc. ∟Tiếng sáo khiến Mị quên đi thực tại khổ đau: khi Mị định ăn lá ngón để chết ngay chứ không muốn nghĩ về ngày trước nữa thì tiếng sáo lửng lơ ngoài đường lại đưa Mị trở về với niềm khát sống, khi bị trói đứng cả đêm, tâm hồn Mị vẫn bay bổng cùng tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi. →Tiếng sáo trở thành biểu tượng đẹp đẽ cho khát vọng tự do, khát vọng sống, khát vọng tình yêu trong tâm hồn Mị. Chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân đã góp phần thể hiện tư tưởng, thái độ của  nhà văn và thành công của ngòi bút Tô Hoài. Đó là tấm lòng nâng niu trân trọng của nhà văn đối với  nét đẹp văn hóa của và vẻ đẹp tâm hồn con người Tây Bắc. Chi tiết giàu chất thơ
nguon VI OLET