Trường Tiểu Học Trần Phú          KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Lớp :  3/….             Môn : Tiếng Việt  (Phần đọc hiểu)

Họ Và Tên: ……………………….           Thời gian : 40 phút

          Ngày kiểm tra : …………………….

 

      SỐ CỦA MỖI BÀI

Từ 1 đến 25

Do Giám thị ghi

Chữ kí Giám thị I

 

Chữ kí Giám thị II

LỜI DẶN THÍ SINH

Bài làm gồm có..........tờ

+ Thí sinh không ghi bất cứ dấu hiệu gì từ chỗ này trở xuống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề

I/ Đọc thầm và bài tập: (4đ)

Những chiếc chuông reo

Giữa cánh đồng, có một túp lều bằng phên rạ màu vàng xỉn, xung quanh xếp đầy những hàng gạch mới đóng. Đó là túp lều của gia đình bác thợ đóng gạch.

Tôi rất thích ra lò gạch chơi trò ú tim với thằng Cu và cái Cún, con bác. Một chiều giáp Tết, gạch vào lò, sắp nhóm lửa, thằng Cu rủ tôi nặn những chiếc chuông con to hơn quả táo, có cái núm để xâu dây, lại thêm cả một viên bi nhỏ ở trong để tạo ra tiếng kêu. Bác thợ gạch để hộ cái kho báu đó vào một góc lò nung. Khi các đồ đất nung đã nguội, bác lấy hai sợi dây thép xâu những chiếc chuông thành hai cái vòng : một vòng treo trước cửa nhà bác cho Cu và Cún chơi, vòng kia tặng tôi đem về treo lên cây nêu trước sân.

Tết ấy, những tiếng chuông đất nung kêu lanh canh trên cây nêu làm sân nhà tôi ấm áp và náo nức hẳn lên.

                                                                                    Theo NGÔ QUÂN MIỆN

 

Đọc thầm bài Những chiếc chuông gió khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho các câu 1; câu 2 và câu 3.1 dưới đây.

Câu 1:     (1đ)

1.1 Ngôi nhà của gia đình bác thợ gạch có đặc điểm gì?  (0,5đ)

a. Bằng gạch mới đóng ở giữa cánh đồng.

b. Bằng gạch tường.

c. Bằng phên rạ màu vàng xỉn ở giữa cánh đồng.

 

 

1.2. Thằng Cu rủ cậu bé nặn những chiếc chuông con vào thời điểm nào? (0,5đ)

a. Một chiều mùa hè.

b. Một chiều giáp tết.

c. Một chiều đầu năm.

 

Câu 2: (1đ)

  2.1  Những quả chuông có đặc điểm gì?  ( 0,5đ)

a. To hơn quả táo, có núm để xâu dây.

b. Có một viên bi nhỏ ở trong để tạo tiếng kêu.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

2.2  Những chiếc chuông đất nung đã đem lại niềm vui như thế nào cho gia đình cậu bé ?                (0,5đ)

a. Làm cho sân nhà cậu bé ấm áp và náo nứt hẳn lên.

b. Làm cho gia đình cậu bé rộn ràng và vui tươi hẳn.

c. Làm cho sân nhà cậu bé đẹp hơn, ồn ào hơn.

Câu 3:  (1đ)

3.1 Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?   (0,5đ)

a. Ngoại đã dạy tôi bài học hay nhất.

b. Sương khuya lạnh buốt như kim chích vào da thịt.

c. Ngoại bán cau rồi mua cho con đôi dép mới.

3.2 Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm :    (0,5đ)

Chúng em đi vào lớp.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4:  (2đ)

4.1 Hãy thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau : (0,5đ)

  Các vào bạn mới được kết nạp Đội đều là con ngoan trò giỏi.  

 

4.2 Trong câu thơ :                   (0,5đ)

 

Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.

  1. Hình ảnh so sánh là : …………………………………..
  2. Từ chỉ sự so sánh là: ……………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                       

                          THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT

VÀO KHUNG NÀY

VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ RỌC ĐI MẤT

 

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Câu 5: Đoạn văn dưới đây có một số từ viết sai chính tả hãy tìm và viết lại cho đúng. Gạch chân các từ đó:

    Vào những mùa cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoát màu áo mới thì cây xấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới Gng Xấu, ta sẽ gặp những chiếc lá ngịch ngợm. nó quay tròn trước mặc, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy. Từ những cành xấu non bật ra những chùm hoa trắng muốc, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa xấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.

                                                                                  (Theo Băng sơn)

Sửa lỗi sai:

  1. ………… 2. .………… 3……............. 4………....... 5……………. 6…………….

Câu 6: điền dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

Cà Mau đất xốp (1)………mùa nắng (2)………đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt (3)………trên cái đất phập phiều và lắm gió lắm dông như thế (4)………cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát (5)……..cây bần cũng phải quây quần thành chòm (6)………..thành rặng (7)……….rễ phải dài (8)……..phải cắm sâu vào lòng đất.

                                                                            Theo Mai Văn Tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường TH Trần Phú                            KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I      

 Lớp:  3….                           Môn: Tiếng Việt  (Phần Viết)

Họ Và Tên: ……………………….                       Thời gian: 40 phút

                      Ngày kiểm tra : ………………….

 

I/ Phần Viết: ( 10đ)

1/ Chính tả : Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết  ( 5đ)

  Bài : Người lính dũng cảm 

( từ Viên tướng khoát tay … đến hết.)

     Viên tướng khoát tay:

-         Về thôi !

-         Nhưng như vậy là hèn.

Nói rồi, chú lính quả quyết bước về phía vườn trường.

Những người lính và viên tướng sững lại nhìn chú lính nhỏ.

Rồi, cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.

                                                                                         Theo Đặng Ái

2/ Tập làm văn : ( 5đ) 

       Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu) kể về một bác, cô, dì, cậu… hàng xóm mà em quý mến.

   * Gợi ý:

1/ Người đó tên là gì ? Bao nhiêu tuổi ?

2/ Người đó làm nghề gì ?

3/ Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào ?

4/ Tình cảm của gia đình hàng xóm đối với gia đình em như thế nào ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3

 

I/ Phần đọc hiểu: ( 5đ)

         Học sinh làm đúng mỗi câu được 1 điểm

Câu 1:  (1đ)

              1.1 c     ( 0,5đ)           1.2 b        (0,5đ)

Câu 2:   (1đ)

             2.1 c (0,5đ)               2.2   a          (0,5đ)

Câu 3:    (1đ)

                3.1  b    (0,5đ) 

               3.2. Chúng em làm gì ?  (0,5đ)

Câu 4: ( 2đ)

4.1. Các vào bạn mới được kết nạp Đội đều là con ngoan, trò giỏi. (0,5đ)

4.2.     a.   Mắt – sao  (1đ)  b.   Tựa   (0,5đ)

II/ Phần viết : ( 10đ)

1/ Chính tả : ( 5đ)

      Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn đạt 5 điểm.

      Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm).

  • Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 1 điểm toàn bài.

2/ Tập làm văn: (5đ)

Học sinh trình bày đúng hình thức nội dung một đoạn văn đạt (5đ).

Học sinh trình bày sai về hình thức và nội dung  thì giáo viên trừ điểm dần( 0,5; 1; 1,5 , 2 ; 2,5; 3 ; 3,5 ; 4 ; 4,5 ; 5.)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường Tiểu Học Trần Phú                                   KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Lớp: 3…..                                                                Môn :  Tiếng Việt  (Phần Viết)

Họ và Tên:…………………………..                          Thời gian: 40 phút

                                                                                 Ngày kiểm tra: ……………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET