TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON

❀ ❀ ❀ ❀

 

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN

MÔN PPDH TIẾNG VIỆT 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giảng viên : Th.s Trần Dương Quốc Hòa

                                 Sinh viên  : Nguyễn Thị Vân Anh

                                 Lớp            : CĐTHB – K40

 

 

 

 

 

 

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN

MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1

 

Đề bài: Trình bày một ý tưởng mới trong dạy học môn tiếng Việt ở Tiểu học.

 

Bài làm

Qua 4 tuần thực tập tại lớp 3/3 của trường TH Trưng Vương, được sự hướng dẫn của quý thầy cô, em đã được dự giờ các tiết dạy của giáo viên trong trường và em được tham gia họp rút kinh nghiệm sau các tiết dạy. Mỗi người đều có một phương pháp giảng dạy riêng và các phương pháp đó đều tạo sự thích thú cho học sinh khi tham gia tiết học.

Sau đây là ý tưởng của em về việc thay đổi điều chỉnh nội dung bài học trong dạy học môn tiếng Việt lớp 3 – Luyện từ và câu bài: Mở rộng vốn từ địa phương. Dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

 

NỘI DUNG Ý TƯỞNG:

Bài tập 1: Chọn và sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại:

Bố/ba, mẹ/má, anh hai/anh cả, quả/trái, hoa/bông, dứa/thơm/khóm, sắn/mì, ngan/vịt xiêm.

Từ ngữ dùng ở miền Bắc

Từ ngữ dùng ở miền Nam

 

 

 

Ý TƯỞNG:

- Cho 1 HS đọc yêu cầu bài tập, 1 HS đọc các từ của bài. Sau đó cho lớp hoạt động theo nhóm 5 từ 3 đến 5 phút, và chia luôn cho HS là từ nhóm 1 đến nhóm 4 sẽ tìm từ ngữ dùng ở miền Bắc, từ nhóm 5 đến nhóm 8 sẽ tìm từ ngữ dùng ở miền Nam.

- Sau khi hết thời gian, các nhóm báo cáo và cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. GV sửa lỗi sai (nếu có). GV chốt kiến thức đúng cho HS.

- GV chiếu một số hình ảnh về các từ ngữ mà HS chưa biết:

Ngan / Vịt xiêm

 

E:\vịt xiêm.jpeg

 

Dứa / Thơm / Khóm

 

E:\dứa.jpg

Mì / Sắn

 

E:\mì.jpg

- Để củng cố lại bài tập 1 thì em sẽ cho 1 đến 2 cặp HS giao lưu với nhau. Các em trao đổi về các câu hỏi như:

  + Ở nhà bạn gọi là bố mẹ hay ba má / anh hai hay anh cả?

  + Vậy bạn là người miền Nam hay miền Bắc?

- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.

Với ý tưởng trên em mong rằng có thế mang lại 1 tiết dạy hiệu quả hơn.

nguon VI OLET