TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN NGHĨA
ĐẠO ĐỨC - LỚP 4
Người dạy : Đoàn Thị Thùy Linh
BÀI CŨ
Kính trọng, biết ơn người lao động
C�u 1: Vì sao em ph?i kính tr?ng v� bi?t on ngu?i lao d?ng?
Cơm ăn,áo mặc,sách vở và mọi của cải khác trong xã hội đều có được là nhờ những người lao động. Vì vậy phải biết kính trọng và biết ơn ngời lao động
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2. Em hãy kể một số hành động, việc làm thể hiên sự kính trọng và biết ơn người lao động ?
- Chào hỏi lễ phép, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi, Quý trọng sản phẩm lao động, giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng
Cảm ơn khi được tặng quà
Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn
1
2
Em xin lỗi cô, em đi học muộn
Cảm ơn bạn!
Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi thể hiện phép lịch sự trong ứng xử.
TIẾT 1: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI.
BÀI 10
Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2017
Đạo đức
HOẠT ĐỘNG 1:
KỂ CHUYỆN
HOẠT ĐỘNG 2:
BÀY TỎ Ý KIẾN
HOẠT ĐỘNG 3:
LIÊN HỆ
THỰC TẾ
HOẠT ĐỘNG 1:
KỂ CHUYỆN
CHUYỆN Ở TIỆM MAY
Truyện
Câu 1: Nhận xét của em về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện trên?
Câu 2: Nếu em là bạn của Hà em sẽ khuyên bạn ấy điều gì? Vì sao?
THẢO LUẬN
Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi
người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ
may còn Hà cư xử chưa đúng, thiếu tôn trong người
lớn.
- Em sẽ khuyên Hà biết tôn trọng người khác và cư
xử cho lịch sự. Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người
tôn trọng và quý mến .
Ý nghĩa: Câu chuyện khuyên chúng ta
Cần phải biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự trong mọi hoàn cảnh.
Thế nào là lịch sự với mọi người?
Lịch sự với mọi người là có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếpxúc.
HOẠT ĐỘNG 2:
BÀY TỎ Ý KIẾN
Bài tập :Những hành vi, việc làm nào sau đây là đúng? Vì sao
a.Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi”.
b. Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một người phụ nữ mang bầu .
c. Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa .
d. Do sơ ý, Lâm làm một bé ngã.Lâm liền xin lỗi và đỡ em bé dậy .
đ. Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga.
S
Đ
Đ
S
S
Qua bài tập trên em rút ra được điều gì về phép lịch sự ?
Bất kể mọi lúc, mọi nơi khi ăn uống, nói năng, gặp gỡ, tham gia vào một hoạt động tập thể chúng ta phải giữ phép lịch sự
HOẠT ĐỘNG 3:
LIÊN HỆ
THỰC TẾ
TRÒ CHƠI
PHÓNG VIÊN
Em hãy cùng các bạn trong nhóm phỏng vấn nhau để nêu ra một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng,gặp gỡ, khi được giúp đỡ ?
Ví dụ
A : Tôi là phóng viên của kênh truyền hình vtv3. hôm nay tôi muốn phỏng vấn bạn về phép lịch sự với mọi người. Xin bạn cho biết bạn đã làm gì để thể hiện phép lịch sự khi ăn uống
B: Khi ăn tôi không vừa nhai vừa nói
C: Còn tôi thì không làm rơi vãi khi ăn cơm
D: Tôi thì ăn uống từ tốn, không vội vàng
- Khi ăn uống :Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai vừa nói.
- Khi nói năng: Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy, biết lắng nghe người khác đang nói .
- Khi gặp gỡ: Chào hỏi khi gặp gỡ.
- Khi được giúp đỡ: Cám ơn khi được giúp đỡ, biết dùng lời yêu cầu, đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.
Thế nào là lịch sự với mọi người ?
Vì sao phải lịch sự với mọi người ?
Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về phép lịch sự ?
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ca dao
Lịch sự với mọi người là có lời nói, cử chỉ, hành
động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp
gỡ, tiếpxúc. Lịch sự với mọi người, em cũng sẽ
được tôn trọng, quý mến .
Học ăn, học nói, học gói, học mở .
Tục ngữ
Ghi nhớ:
Học ăn, học nói, học gói, học mở .

Câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
- Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
- Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
- Học gói, học mở: có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
Cũng có thể hiểu:
- Học gói: học cách khiêm tốn, tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
- Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác
DẶN DÒ
- Thực hành những điều đã học.
- Học ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài tiết 2.
CHÚC CÁC THẦY CÔ MẠNH KHỎE
CHÚC CÁC EM HỌC GIỎI
nguon VI OLET