Đạo đức – Lớp 4
Bài 10: Lịch sự với mọi người.
( Tiết 1+2 )

Kiểm tra bài cũ
- Vì sao cần phải kính trọng, biết ơn người lao động?

- Nêu một số biểu hiện kính trọng, biết ơn người lao động?
CHUYỆN Ở TIỆM MAY
1. HOẠT ĐỘNG 1:
Truyện:
CHUYỆN Ở TIỆM MAY
Câu 1: Nhận xét của em về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện trên?
Câu 2: Nếu em là bạn của Hà em sẽ khuyên bạn ấy điều gì? Vì sao?
Làm việc cả lớp :
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
- Nên học tập Trang hay Hà? Vì sao?
- Thế nào là lịch sự với mọi người?
-Vì sao phải lịch sự với mọi người?
-Ý nghĩa: Câu chuyện khuyên chúng ta là gì?
(Cần phải biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự trong mọi hoàn cảnh.)

* Kết luận :
- Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may.
- Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự.
- Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
2. HOẠT ĐỘNG 2:(Bài tập 1 SGK)
Hành vi và việc làm nào sau đây đúng? Hành vi việc làm nào sai?
Tình huống 1: Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”
Tình huống 2: Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bị sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho mát. Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào nhà.
Tình huống 3: Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra tận cửa đón và hỏi ngay: “Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không?”
Tình huống 4: Ông nội của Hoài rất thích chơi cây cảnh. Hoài đến nhà bạn mượn sách, thấy ngoài vườn nhà bạn có khóm hoa lạ, liền xin bạn một nhánh mang về cho ông.
Tình huống 5: Sau giờ học nhóm, Nhâm và bạn Minh đang đùa với nhau. Chợt nghe tiếng bà ngoại ho ở phòng bên, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho bà.







 
Kết luận:
- Các hành vi việc làm (b), (d) là đúng vì đã biết lịch sự với mọi người.
- Các hành vi việc làm (a), (c), (đ) là đúng vì chưa biết lịch sự với mọi người.
11
Một số biểu hiện của phép lịch sự:
- Lễ phép chào hỏi thầy cô, người thân, người lớn tuổi... khi gặp gỡ.
- Biết cảm ơn khi được giúp đỡ.
- Biết xin lỗi khi làm phiền người khác.
- Gõ cửa hoặc bấm chuông khi muốn vào nhà người khác.
- Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai vừa nói.
- Biết nhường nhịn, giúp đỡ em bé hoặc những người gặp khó khăn.
- Không chen lấn khi đi xe buýt, khi mua hàng,...
- Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy.
12
3. HOẠT ĐỘNG 3: Bày tỏ ý kiến BT2 (trang 33): Dùng thẻ Xanh-Đỏ để bày tỏ ý kiến của mình ( Đồng ý: giơ tay; Không đồng ý: không giơ tay)
a) Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi.
b) Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã.
c) Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi nhau hơn.
d) Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già-trẻ, nam-nữ, giàu nghèo.
e) Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết.
Cần lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày vì lịch sự thể hiện nếp sống văn minh. Người lịch sự luôn được mọi người tôn trọng, quý mến.
Các ý kiến (c) (d) là đúng.
Các ý kiến (a) (b) ( đ) là sai.
4. HOẠT ĐỘNG 4: BT 3:
Em hãy nêu một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi,…:
* Kết luận:
- Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở:
+ Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy.
+ Biết lắng nghe khi người khác đang nói.
+ Chào hỏi khi gặp gỡ.
+ Cảm ơn khi được giúp đỡ.
+ Xin lỗi khi làm phiền người khác.
+ Biết dùng những lời yêu cầu, đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.
+ Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà người khác.
+ Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai, vừa nói.
16
5. HOẠT ĐỘNG 5: BT4 (trang 33):Các bạn trong mỗi tình huống dưới đây nên làm gì?
a) Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ. Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh.
Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó?
b) Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang qua.
Thành và các bạn nam nên làm gì trong tình huống đó?
6.Hoạt động 6: Bài tập 5: Câu ca dao dưới đây khuyên chúng ta điều gì?
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
KL: Lời nói là một trong những phương tiện giao tiếp của chúng ta nhằm trao đổi tâm tư tình cảm của bản thân Lời nói nó có giá trị vô cùng đặc biệt và quan trọng chính vì thế khi ta nói ra thì cần phải lựa lời tức là chọn lựa những từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã đưa ra một lời khuyên rất chân thành đó là hãy suy nghĩ trước khi nói, nói những lời hay lẽ phải để không làm mất lòng người khác, không khiến họ bị tổn thương.
DẶN DÒ
- Thực hành những điều đã học: Cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
- Học thuộc ghi nhớ.
Kĩ thuật
Bài 12: Trồng cây rau, hoa
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con.

Để trồng cây rau, hoa chúng ta cần những vật liệu và dụng cụ gì ?
Để trồng cây rau, hoa chúng ta cần những vật liệu và dụng cụ như sau:
Cây rau hoặc cây hoa.
Cào, dầm xới, bình tưới nước.
Luống đấy hoặc chậu trồng cây.
1. Chuẩn bị :

Chọn cây đem trồng:
Khi chọn cây đem trồng, ta cần chọn những cây có tiêu chuẩn như thế nào?
+ Chọn cây khỏe, thân không bị cong queo, gầy yếu.
+ Chọn cây không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn.
Quy trình thực hiện

Cây con đem trồng phải mập, khỏe, không bị sâu, bệnh thì sau khi trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt. Nếu trồng bằng cây con đứt rễ, cây sẽ chết vì không hút được nước và thức ăn.
Tại sao phải chọn cây theo hai tiêu chuẩn trên?
b. Đất trồng
Nêu cách chuẩn bị đất trước khi trồng cây.
Làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ, gạch vụn, sỏi. Đối với trống cây trên luống cần phải san phẳng mặt luống. Đối với trồng cây trong chậu cần phải trộn một ít phân vào đất trước khi cho vào chậu.
c. Chậu trồng cây
- Chọn chậu trồng cây phải phù hợp với cây đem trồng.
Chậu trồng cây có hình dáng, kích thước rất đa dạng, có loại to, nhỏ, cao, thấp, hình tròn, hình chữ nhật...
Chậu trồng cây được làm bằng sứ, xi măng,…
Dưới đáy chậu thường có lỗ.

Ngoài chậu được làm bằng sứ và xi măng, người ta còn trồng cây vào chậu làm bằng vật liệu nào ?
Hình ảnh chậu trồng cây

Quy trình trồng cây trong chậu
+ Đặt mảnh sành hoặc mảnh ngói vỡ lên trên lỗ ở đáy chậu.
+ Cho đất vào chậu.
+ Đặt cây vào chậu và lấp đất.
+ Tưới nước
Lỗ ở dưới đáy chậu có tác dụng gì?
Lỗ ở đáy chậu để thoát nước giúp cây không bị úng nước
Lỗ ở đáy chậu
Hình ảnh những luống rau, hoa

Ghi nhớ: 1. Trước khi trồng rau, hoa phải tiến hành chọn cây con và làm đất trồng.
2. Trồng cây con trên luống được thực hiện theo trình tự sau:
- Xác định vị trí trồng.
- Đào hốc.
- Đặt cây vào hốc, vun đất và ấn chặt.
- Tưới nước.
TIẾT HỌC KẾT THÚC
nguon VI OLET