LỊCH SỬ
NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2021
Bài 17: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
1. Hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê và quyền lực của nhà vua.
+ Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào ? Ai là người thành lập?
- Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian: năm 1428. Lê Lợi là người thành lập ra Nhà Lê.
+ Sau khi lên ngôi Lê Lợi lấy tên nước là gì và đóng đô ở đâu ?
+ Hãy kể tên một số ông vua đầu tiên của nhà Hậu Lê ?
- Sau khi lên ngôi Lê Lợi lấy tên nước là Đại Việt và đóng đô ở Thăng Long.
- Tên các ông vua đầu tiên của nhà Hậu Lê là: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông…
Lê Lợi (Lê Thái Tổ)
Vua Lê Thánh Tông
- Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê?
+ Gọi là Hậu Lê để phân biệt với triều Lê do Lê Hoàn lập ra từ thế kỉ thứ X
Lê Hoàn
(Nhà Tiền Lê)
Lê Lợi
( Nhà Hậu Lê)
*Nhà Hậu Lê và việc tổ chức, quản lí đất nước
Hãy trình bày tổ chức bộ máy nhà nước thời Hậu Lê?
Vua(Thiên tử)
Đạo
Các viện
Các bộ
Phủ
Huyện

Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thời Hậu Lê
Đạo: Đơn vị hành chính tương đương với Lộ ở thời Trần và Tỉnh sau này
Sơ đồ bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương
Vua
Lộ
Phủ
Châu, Huyện

Thời Trần
Vua (Thiên tử)
Đạo
Các viện
Các bộ
Phủ
Huyện

Thời Hậu Lê
2. Tổ chức bộ máy nhà nước
+ Qua các nội dung vừa tìm hiểu em thấy tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Hậu Lê như thế nào?
- Tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Hậu Lê trật tự, chặt chẽ và nghiêm khắc.
3. Nét nổi bật của thời Hậu Lê
+ Lê Thánh Tông đã làm gì cho đất nước ?
- Lê Thánh Tông đã vẽ bản đồ Hồng Đức.
3. Nét nổi bật của thời Hậu Lê.
+ Ngoài việc cho vẽ bản đồ, nhà Hậu Lê còn làm gì để quản lí đất nước ?
- Để quản lí đất nước nhà Hậu Lê còn soạn Bộ luật Hồng Đức.
+ Nêu những Nội dung chính của Bộ luật Hồng Đức?
*Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là:
+ Bảo vệ quyền lợi của nhà vua, quan lại, địa chủ.
+ Bảo vệ chủ quyền của quốc gia.
+ Khuyến khích phát triển kinh tế.
+ Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
3. Nét nổi bật của thời Hậu Lê.
+ Vì sao bản đồ đầu tiên và Bộ luật đầu tiên của nước ta đều có tên là Hồng Đức?
- Gọi là bản đồ Hồng Đức, Bộ luật Hồng Đức vì chúng đều ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi, nhà vua đặt niên hiệu là Hồng Đức (1460 – 1497)
3. Nét nổi bật của thời Hậu Lê.
1- Theo em, việc vẽ bản đồ và ban hành bộ luật Hồng Đức có tác dụng gì?
- Việc vẽ bản đồ và ban hành Bộ luật Hồng Đức có tác dụng giúp vua Lê cai quản đất nước, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
2-Nêu những điểm tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức?
- Bộ luật Hồng Đức đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ.
KẾT LUẬN: Luật Hồng Đức là bộ luật đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua cai quản đất nước. Nhờ có bộ luật này và những chính sách phát triển kinh tế, mà triều Hậu Lê đã đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Nhớ ơn vua, nhân dân ta có câu:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn
Ghi nhớ:

Thời hậu Lê, việc tổ chức quản lí đất nước rất chặt chẽ. Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ và soạn Bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội.
* Ngày nay để tỏ lòng nhớ ơn vua nhân dân ta đã làm những việc gì ?
Đền thờ vua Lê còn gọi là Thái miếu nhà Hậu Lê
Củng cố - dặn dò
+ Về nhà ôn lại Bài học
+ Chuẩn bị bài sau: “Trường học thời Hậu Lê”
1. Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước
1) Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
- Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
2) Lúa gạo, trái cây đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
- Lúa gạo và trái cây của đồng bằng Nam Bộ đã cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.
a)Gặt lúa
b)Tuốt lúa
c)Phơi lúa
d) Xay xát và đóng bao
e)Xếp gạo lên tàu để xuất khẩu
Quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu
Kể tên các trái cây ở đồng bằng Nam Bộ?
Sầu riêng
xoài
Chôm chôm
Măng cụt
Thanh long
Tên các trái cây ở đồng bằng Nam Bộ
Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.Nhờ đồng bằng này, nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới.
2.Nơi nuôi và đánh bắt thuỷ sản nhiều nhất cả nước
Nhận xét sông ngòi ở đây có đặc điểm gì?
1. Điều kiện nào làm cho đồng
bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản?
Do mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng vùng biển rộng lớn là điều kiện đánh bắt được nhiều thuỷ sản.
Cá tra, cá ba sa, cá chim,cá trê, tôm hùm....
2.Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây?
Bè nuôi cá trên sông
3.Thuỷ sản của đồng bằng được tiêu thụ ở nơi đâu?
Thuỷ sản được tiêu thụ nhiều nơi trong nước và trên thế giới
Nhờ mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng đánh bắt và xuất khẩu.
Bài học:
Nhờ có thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động, đồng bằng Nam bộ đã trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây, thuỷ sản lớn nhất cả nước. Các sản phẩm đó được đưa đi tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.


Hoạt động nông nghiệp:
Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, trái cây
Hoạt động ngư nghiệp:
Nuôi, đánh bắt và xuất khẩu nhiều loại thuỷ sản như: tôm hùm, cá ba sa...
Đồng bằng Nam Bộ
nguon VI OLET