PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH SƠN
Chào mừng Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện
Năm học: 2018-2019
Môn Địa lí - Lớp 4
GV: Võ Thị Hương
Đơn vị: Trường TH Số 2 Bình Minh
Câu1: Em hãy kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
Câu 2: Em hãy cho biết vì sao đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
KIỂM TRA BÀI CŨ
Dựa vào tranh, ảnh, thông tin SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận và trả lời những câu hỏi sau:
* Nhóm 1,2 : Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ?

* Nhóm 3,4 : Người như thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?

* Nhóm 5,6: Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết.

Thảo luận nhóm 4
Nhóm 1,2: Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
Người dân đồng bằng Bắc Bộ có tới hàng trăm nghề thủ công khác nhau, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước.
Nhóm 3,4 : Người như thế nào gọi là nghệ nhân của nghề thủ công ?
Người làm nghề thủ công giỏi biết tạo nên những sản phẩm tinh xảo, đẹp gọi là nghệ nhân của nghề thủ công.
Một làng có nghề thủ công phát triển mạnh sẽ trở thành làng nghề.
Các làng nghề thủ công nổi tiếng là: Làng Bát Tràng làm gốm; làng Vạn Phúc chuyên dệt lụa; làng Kim Sơn làm chiếu cói; làng Đồng Sâm chuyên chạm bạc; làng Đồng Kị chuyên làm đồ gỗ…
Nhóm 5,6: Khi nào một làng trở thành làng nghề ? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết.
Nhào đất và tạo dáng cho gốm
Phơi gốm
Nung gốm
Các sản phẩm gốm
Vẽ hoa văn
Tráng men
Thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.
- Quan sát hình bên, em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm..

Kết luận: Người dân đồng bằng Bắc Bộ có tới hàng trăm nghề thủ công truyền thống, nhiều nghề đạt tới trình độ tinh xảo tạo nên những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước.
Nghệ nhân: Trần Độ
Nghệ nhân: Nguyễn Hữu Chính
-Ở quê em có nghề thủ công nào?
Hãy kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em.
Đọc thông tin SGK, dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết để thảo luận về các nội dung sau:
+ Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (người đi chợ, hoạt động mua bán, cách bày bán, hàng hóa bán ở chợ).
+ Mô tả chợ phiên theo tranh, ảnh.
Thảo luận nhóm đôi
+ Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
(người đi chợ, hoạt động mua bán, hàng hóa bán ở chợ).
- Người đi chợ đông, hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, hàng hóa ở chợ phần lớn là những sản phẩm được sản xuất tại địa phương
+ Mô tả chợ phiên theo tranh, ảnh.
Kết luận:
Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Hàng hoá bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến để phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân ở đồng bằng Bắc bộ.
BÀI HỌC
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công với nhiều sản phẩm nổi tiếng trong ngoài nước.
Nơi có nghề thủ công phát triển tạo nên làng nghề.
Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Hàng hoá bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương.
Ai nhanh, ai đúng?

C. Tây Nguyên

A. Đồng bằng Bắc Bộ
B. Đồng bằng Nam Bộ.
Câu 1
Đây là nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
và được xem là vựa lúa lớn thứ hai của nước ta?
đáp án : A
Ai nhanh, ai đúng?

C. Làng Bát Tràng

A. Làng Đồng Kỵ
B. Làng Vạn Phúc
Câu 2
Tên một địa phương nổi tiếng với các sản phẩm gốm
sứ ở nước ta?
đáp án : C
Ai nhanh, ai đúng?

C. Nghệ sĩ

A. Kỹ sư
B. Nghệ nhân
Câu 3
Người thợ có tay nghề giỏi, làm ra các sản phẩm
thủ công tinh xảo được gọi là gì?

đáp án : B
Ai nhanh, ai đúng?

C. Chợ phiên

A. Chợ nổi
B. Chợ đêm
Câu 4
Nơi đây thường diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập
theo các ngày định kì trong tháng ở đồng bằng Bắc Bộ.


đáp án : C
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
Các thầy cô giáo và các em học sinh
nguon VI OLET