ĐỊA LÍ
LỚP 4
Thứ ....., ngày ... tháng ... năm 2021
Địa lí
Bài 2: Một số dân tộc và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
Bảng số liệu về địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
Dựa vào bảng số liệu, hãy xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
1. Hoàng Liên Sơn- nơi cư trú của một số dân tộc ít người
Thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao:
HOẠT ĐỘNG 1: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
- Kể tên một số dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn?
- Phương tiện giao thông chính của người dân ở những nơi núi cao của Hoàng Liên Sơn là gì ? Giải thích nguyên nhân ?
- Dân cư ở Hoàng Liên Sơn như thế nào?
- Dân cư ở Hoàng Liên Sơn thưa thớt.
- Một số dân tộc ít người như Dao, Thái, Mông (H’mông),...
- Phương tiện giao thông đi lại chính là đi bằng ngựa hoặc đi bộ. Vì địa hình núi cao, hiểm trở, chủ yếu là đường mòn.
2. Bản làng với nhà sàn
Họ làm nhà sàn tránh ẩm thấp và thú dữ.
3. Chợ phiên, lễ hội, trang phục
Cảnh chợ phiên vùng cao
Chợ phiên họp vào những ngày nào?
Chợ phiên họp vào những ngày nhất định, là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa và còn là nơi giao lưu văn hóa, gặp gỡ của nam nữ thanh niên.
* Chợ phiên
* Trang phục
Họ tự may quần áo, khăn gối. Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng. Trang phục thường may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ.
HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN
1. Trồng trọt trên đất dốc
Đọc thông tin phần 1, SGK trang 76
Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng lúa, ngô, chè trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra, họ còn trồng lanh để dệt vải và trồng rau, cây ăn quả xứ lạnh như đào, mận, lê,…… Để trồng lúa nước trên đất dốc, người dân xẻ sườn núi thành những bậc phẳng gọi là ruộng bậc thang.
Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng những cây gì?
Người dân nơi đây trồng trọt ở đâu?
Ruộng bậc thang được làm ở vị trí nào (đỉnh núi, sườn núi hay thung lũng)?
Đồi chè ở Hoàng Liên Sơn
Cây lanh
Sợi lanh
Bắp cải
2. Nghề thủ công truyền thống
Hãy kể tên những nghề thủ công ở Hoàng Liên Sơn?
Để phục vụ đời sống và sản xuất, người dân ở Hoàng Liên Sơn làm nhiều nghề thủ công như: dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc,... tạo nên nhiều sản phẩm đẹp có giá trị. Ngày nay, khách du lịch trong nước và quốc tế đến đây thường thích mua những mặt hàng thổ cẩm như: khăn, mũ, túi, tấm thảm,... vì chúng có hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ, bền, đẹp.
Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
Một số mặt hàng thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn
Túi
Khăn Piêu
Gùi
Nghề dệt thổ cẩm của người Mông
3. Khai thác khoáng sản
Hoàng Liên Sơn có một số khoáng sản như: a-pa-tit, đồng, chì, kẽm,...
Hiện nay, a-pa- tit là khoáng sản được khai thác nhiều nhất vùng này và là nguyên liệu để sản xuất phân lân.
Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Vì vậy, chúng ta phải biết khai thác và sử dụng khoáng sản một cách hợp lí.

LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Ở Hoàng Liên Sơn, có những
khoáng sản nào?
Khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
A – pa - tit
Quan sát lược đồ kết hợp
đọc SGK trang 78 và trả lời câu hỏi:
Ngoài khai thác khoáng sản, người dân còn khai thác gì?
Cuộc sống của người dân miền núi còn gắn liền với việc khai thác gỗ, mây, nứa và các lâm sản quý khác như: măng, mộc nhĩ, nấm hương, quế, sa nhân,...
Hoạt động
sản xuất
Trồng trọt
(Nghề nông)
Nghề thủ công truyền thống
Nghề dệt, thêu, đan
Nghề rèn, đúc
Khai thác khoáng sản: a- pa-tit, đồng, chì, kẽm,..
Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,...
Củng cố kiến thức:
Ong
non
việc
học
Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng trọt ở đâu?
A. Ruộng bậc thang
B. Đồng ruộng
C. Đồi
D. Thung lũng
Đáp án
Nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn là:
A. Nghề thủ công
B. Nghề nông
C. Nghề khai thác khoáng sản
D. Nghề khai thác lâm sản
Đáp án
Khoáng sản được khai thác nhiều nhất ở Hoàng Liên Sơn là:
A. Sắt
B. Đồng
C. A- pa- tit
D. Kẽm
Đáp án
Sản phẩm thủ công yêu thích mà khách du lịch thường mua là:
A. Giỏ mây
B. Dao
C. Gùi
D. Hàng thổ cẩm
Đáp án
Điều cần ghi nhớ:
- Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. Ở đây có các dân tộc ít người như: dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Mông,… Dân cư thường sống tập trung thành bản và có nhiều lễ hội truyền thống. Một nét văn hóa đặc sắc ở đây là những phiên chợ vùng cao.

- Nghề nông là nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Họ trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,... trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra, ở đây còn có các nghề thủ công (dệt, thêu, đan, rèn, đúc,...) và khai thác khoáng sản.
Chúc các em chăm ngoan, học giỏi!
nguon VI OLET