(SGK trang 73)
Địa lí
Bài 2: MỘT SỐ DÂN TỘC
Ở HOÀNG LIÊN SƠN
1. Hoàng Liên Sơn – nơi cư trú của một số dân tộc ít người
Em có nhận xét gì về
sự phân bố dân cư ở vùng Hoàng Liên Sơn so với
những nơi khác?
Vì sao lại có sự phân
bố như vậy?
 Dân cư ở Hoàng Liên Sơn thưa thớt
Hãy kể tên các dân tộc sinh sống ở Hoàng Liên Sơn theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
Bảng số liệu về địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc ỏ Hoàng Liên Sơn.
Dân tộc Thái, dân tộc Dao và dân tộc Mông
Người Giáy (Hà Giang)
Người Nùng (Cao Bằng, Lạng Sơn, …)
Người Tày (Cao Bằng, Lạng Sơn, …)
Giao thông ở đây như thế nào?
Dân cư ở
Hoàng Liên Sơn
› Bản thường nằm ở đâu?
2. Bản làng với nhà sàn
 Bản thường ở sườn núi cao
hoặc thung lũng.
› Số lượng nhà trong mỗi bản như thế nào?
 Số lượng nhà trong mỗi bản tương đối ít
1/ Miêu tả hình dáng bên ngoài của nhà sàn.
2/ Tại sao người dân ở
đâylại xây nhà sàn mà
không phải loại nhà khác?
3/ Nhà sàn thường làm
bằng vật liệu gì?
Dựa vào SGK & kiến thức bản thân:
1/ Nhà sàn có phần mái to, dài, phần thân
được chia làm nhiều khoang. Có Cầu thang đi lên và được xây cách xa mặt đất..
2/ Xây dựng nhà sàn vì nhà sàn vừa giữ được vệ sinh trong nhu cầu thoát nước, lại vừa
phòng ngừa được thú dữ và các loại côn trùng, bò sát có nọc độc thường xuyên gây hại.
3/ Nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên: gianh, tre, nứa, gỗ...
Dân cư Hoàng Liên Sơn sống tập trung thành bản, các bản nằm cách xa nhau, thường ở sườn núi và thung lũng, có ít nhà. Một số dân tộc sống ở nhà sàn.
KẾT LUẬN:
3. Chợ phiên, lễ hội, trang phục
Phiên chợ Bắc Hà
1/ Chợ phiên mở để làm gì?
 Chợ phiên họp vào những ngày nhất định, là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa và gặp gỡ, kết bạn của nam nữ thanh niên.
2/ Dựa vào hình 3 SGK và vốn hiểu biết, hãy kể tên một số hàng hóa bán ở chợ.
 Chợ phiên bán hàng thổ cẩm, gia súc, hoa quả…Vì đó là các sản phẩm do người dân ở đây tự làm và khai thác rừng.
3/ Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ? Các lễ hội đó được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ?
 Một số lễ hội ở Hoàng Liên Sơn: Hội chơi núi mùa xuân, Hội xuống đồng, ….
Hội chơi núi mùa xuân
(Hội Gầu Tào)
Hội xuống đồng
 Các lễ hội được tổ chức vào mùa xuân với các hoạt động : thi hát, múa sạp, ném còn, ném pao, ...
Chơi ném còn
Ném pao
Nhảy sạp
Chơi đánh đu
Leo cột mỡ
4/ Hãy nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc.
Người Mông
Người Thái
Người Dao
 Trang trí kiểu áo của 3 dân tộc khác nhau; trang phục của các dân tộc có màu sắc sặc sỡ để dễ nổi bật khi đi rừng, tạo cảm giác ấm áp.
Chợ phiên, lễ hội, trang phục sặc sỡ là nét đặc sắc của các dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn.
KẾT LUẬN:
Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. Ở đây có các dân tộc ít người như: dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Mông, … Dân cư thường sống tập trung thành bản và có nhiều lễ hội truyền thống. Một nét văn hóa đặc sắc ở đây là những phiên chợ vùng cao.
Củng cố - Dặn dò
nguon VI OLET