Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân
ở Hoàng Liên Sơn
Trang 76
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHÚ TRUNG
1. Kiến thức : Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn: Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,… trên nương rẫy, ruộng bật thang; làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc,…khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,…khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,….
2. Kĩ năng : Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bật thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản. Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, thường bị sụp, quanh co, lở vào mùa mưa.
3. Thái độ : Yêu thích môn học.
Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2021
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân
ở Hoàng Liên Sơn
Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà
1. Trồng trọt trên đất dốc.
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng cây gì? Ở đâu?
+ Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? (đỉnh núi, sườn núi hay thung lũng)
+ Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
Quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
1. Trồng trọt trên đất dốc.
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng cây gì? Ở đâu?
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng lúa, ngô, chè … trên nương rẫy, trên ruộng bậc thang.
- Ngoài ra họ còn trồng lanh để dệt vải và trồng rau, cây ăn quả xứ lạnh
Quan sát hình và cho biết ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? (đỉnh núi, sườn núi hay thung lũng)
Ruộng bậc thang được làm ở sườn núi
- Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
Vì sườn núi dốc nên phải làm ruộng bậc thang là để giữ nước, chống xói mòn.
Trồng lúa
Một số hoạt động trồng trọt ở Hoàng Liên Sơn
Trồng ngô
chè
Trồng rau , cây ăn quả xứ lạnh như:
đào, mận, lê
Trồng lúa, sắn, ngô, chè
Trên ruộng bậc thang, nương rẫy
Trồng lanh, dệt vải
Trồng rau, cây ăn quả xứ lạnh
1. Trồng trọt trên đất dốc.
2. Nghề thủ công truyền thống
- Kể tên một số sản phẩm thủ công chính của
người dân ở Hoàng Liên Sơn?
- Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm?
Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
2. Nghề thủ công truyền thống
Một số mặt hàng thổ cẩm đẹp
2/ Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm?
Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
- Hàng thổ cẩm có màu sắc sặc sỡ.
- Dùng để làm thảm, khăn, mũ, túi …
Để phục vụ đời sống sản xuất, người dân ở đây làm nhiều nghề như: dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc... tạo nên nhiều sản phẩm đẹp, đặc biệt là hàng thổ cẩm được khách du lịch rất thích mua.
2. Nghề thủ công truyền thống
3. Khai thác khoáng sản
+ Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn?
Đồng , chì, kẽm, A-pa-tit, …
+ Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
A-pa-tit
3. Khai thác khoáng sản
Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì ?
Khai thác gỗ, mây, nứa để làm nhà, đồ dùng …; măng, mộc nhĩ, nấm hương để làm thức ăn; quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh
Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lý?
Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp nên chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lý nếu không sẽ sớm cạn kiệt.
Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2021
Địa lí
Bài 3 : Hoạt động sản xuất của người dân
ở Hoàng Liên Sơn
Bài học:
Nghề nông là nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Họ trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,…trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra, ở dây còn có các nghề thủ công( dệt, thêu, đan, rèn, đúc,…) và khai thác khoáng sản.
- Học thuộc bài học.
- Chuẩn bị bài 4 : Trung du Bắc Bộ. ( trang 79)
Dặn dò
Chúc các em học tốt
nguon VI OLET