4. Có ý thức tiết kiệm điện, nước và tắt đèn, quạt trước khi ra khỏi phòng.
Tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của phung phí.
Ở đây một hạt cơm rơi
Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng.
Ca dao
1. Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (tán thành hay không tán thành):
a) Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.
b) Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.
c) Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp
lí, có hiệu quả.
d) Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
2. Theo em, để tiết kiệm tiền của, nên làm gì và không nên làm gì?
3. Hà đang dùng hộp bút màu rất tốt, nay lại được bạn tặng thêm một hộp giống hệt hộp cũ nhân dịp sinh nhật…
Em hãy giúp bạn Hà chọn cách giải quyết phù hợp trong tình huống đó.
Các câu chuyện về Bác Hồ

1. Chuyện kể rằng năm 1957, Bác về Nghệ An thăm quê, đến bữa ăn thấy có nhiều món ngon, Bác bảo: “Các chú cất bớt đi, ăn không hết, để dở, rồi người khác ăn thừa hoặc vứt đi thì lãng phí lắm”.
(Nguyên An – Kể phỏng theo một số mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
2. Trên cương vị là một Chủ tịch nước, bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác luôn nghĩ đến người nghèo: “Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước, cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem số gạo tiết kiệm đó để cứu dân nghèo”.

Một hôm, Bác đi họp về, sợ Bác đói, nhà bếp vẫn để dành cơm cho Bác, nhưng Bác kiên quyết từ chối không ăn, mặc dù Bác chưa ăn cơm. Vì hôm đó đúng bữa nhịn của Bác để góp vào hũ gạo tiết kiệm.
(Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)
nguon VI OLET