Chào Mừng Các Em Học Sinh – Lớp 4A
Môn: Khoa học
Bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch

Gv: Nguyễn Thị Minh Hiếu
KHỞI ĐỘNG
Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm ?
- Do các yếu tố tự nhiêm (núi lửa, cháy rừng, quá trình phân hủy xác động vật,...). Các yếu tố con người như thải ra các khí độc hại trong quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch, khí đốt, khí thải từ các phương tiện giao thông và trong hoạt động sinh hoạt của con người.
Nêu tác hại của không khí bị ô nhiễm ?
- Tác hại của ô nhiễm không khí: Gây hại cho thực vật (gây cháy lá, rụng lá, giảm khả năng kháng bệnh), làm trải đất nóng lên, tạo ra mưa axit. Đối với con người thì ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về hô hấp, mắt, da, máu, ung thư,…
BÀI 40: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
Hoạt động 1: Suy nghĩ và nêu ra ý nội dung của từng bức tranh (1 phút )
Vệ sinh lớp học để tránh bụi bẩn.
Thực hiện vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh rác thối rữa bốc ra mùi hôi thối và khí độc
Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi, khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp và những người xung quanh hít phải.
Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí độc hại, làm cho mọi người sống xung quanh trực tiếp hít phải
Nhà vệ sinh ở trường học hợp qui cách, giúp HS đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định.
Thu gom rác trên đường, làm cho đường phố sạch đẹp, không có cát, bụi, rác, tránh bị ô nhiễm môi trường.
Cánh rừng xanh tốt, trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch.
Cho biết những việc nào nên làm và những việc nào không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
VIỆC NÊN LÀM
Hình 1: Vệ sinh lớp học để tránh bụi bẩn.
Hình 2 : Thực hiện vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh rác thối rữa bốc ra mùi hôi thối và khí độc
Hình 3: Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi, khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp và những người xung quanh hít phải.
Hình 5: Nhà vệ sinh ở trường học hợp qui cách, giúp HS đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định.
Hình 6: Thu gom rác trên đường, làm cho đường phố sạch đẹp, không có cát, bụi, rác, tránh bị ô nhiễm môi trường.
Hình 7: Cánh rừng xanh tốt, trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch.
VIỆC KHÔNG NÊN LÀM
Hình 4: Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí độc hại, làm cho mọi người sống xung quanh trực tiếp hít phải
Những việc làm nào cần thay đổi để bảo bệ bầu không khí trong sạch ?
ĐỂ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH CHÚNG TA CẦN
Tiết kiệm nước
Tiết kiệm điện
Không khai thác cây rừng bừa bãi
Kể tên những việc mà các em đã làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
BẢO VỆ BẦU KHÍ QUYỂN
Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí.
Giảm lượng khí thải độc hại của: Phương tiện giao thông, nhà máy.
Giảm bụi, khói đun bếp.
Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.
Bản thân em đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
BẢN THÂN EM ĐÃ LÀM
- Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ không xả rác ở trường, lớp. Đi vệ sinh đúng chỗ.
- Tham gia chăm sóc và chồng cây xanh.
GHI NHỚ
Chúng ta có thể sử dụng 1 số cách chống ô nhiễm không khí như: Thu gom và xử lý phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.
Ai nhanh – Ai đúng
Câu 1: Để bảo vệ không khí chúng ta sẽ:
A. Trồng thật nhiều cây xanh
B. Vứt rác ra đường
C. Quét dọn trường lớp sạch sẽ
D. Cả A và C đều đúng
Ai nhanh – Ai đúng
Câu 2: Bảo vệ bầu không khí là trách nhiệm của:
A. Người có chức quyền
B. Người lớn
C. Tất cả mọi người
Ai nhanh – Ai đúng
Câu 3: Các biện pháp bảo vệ bầu không khí là:
A. Thu gom, xử lí rác thải
B. Giảm lượng khí thải, khói bụi
C. Trồng nhiều cây xanh
D. Cả 3 ý trên
Ai nhanh – Ai đúng
Câu 3: Gia cầm nhà em đang bị dịch, bố mẹ em đang bàn bạc cách tiêu hủy. Nhưng bà em thấy tiếc, không cho. Em sẽ làm gì trong trường hợp này ?
A. Đồng ý với ý kiến của bố mẹ
B. Đồng ý với kiến của bà
C. Em còn nhỏ, không nên góp ý kiến
Ai nhanh – Ai đúng
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Ôn lại kiến thức của bài học ngày hôm nay
2. Vẽ sơ đồ tư duy về bài học
3. Chuẩn bị bài mới
XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI
nguon VI OLET