LỊCH SỬ
Dương công xưa có rể hiền,
Đường Lâm hào hữu tên Quyền họ Ngô.
Vì thầy, quyết chí phục thù,
Nghĩa binh từ cõi Ái châu kéo vào.
Hán sai thái tử Hoằng Thao,
Đem quân ứng viện toan vào giúp công.
Bạch Đằng một trận giao phong,
Hoằng Thao lạc vía, Kiều công nộp đầu.
Quân thân đã chính cương trù,
Giang sơn rầy có vương hầu chủ trương.
Về Loa thành mới đăng quang,
Quan danh cải định, triều chương đặt bày.
Theo Đại Nam Quốc sử diễn ca 
Đố ai trên Bạch Đằng giang,
Làm cho cọc nhọn phá tan quân thù.

Ngô Quyền
Là ai?
Ngô Quyền (898 – 944)
1. Tìm hiểu về Ngô Quyền.
Đọc SGK và cho biết:
1. Ngô Quyền là ngư­ời ở đâu ? Ông là người thế nào?
................................................................................
................................................................................
2. Ngô Quyền là con rể của ai?
...............................................................................
................................................................................
3. Ngô Quyền chỉ huy nhân dân ta đánh quân giặc nào?
...............................................................................................................................................................
Là người ở làng Đường Lâm (Hà Tây – Hà Nội).
Là người có tài, yêu nước.
Là người giúp Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán năm 931.
Là con rể Dương Đình Nghệ.
Ngô Quyền giúp Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giành thắng lợi (năm 931)
Dương Đình Nghệ gả con gái cho Ngô Quyền
Vì sao có trận Bạch Đằng ?
2. Nguyên nhân của trận Bạch Đằng.
Tháng 3 năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại.
Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán.
Nhân cớ đó nhà Nam Hán đem 2 vạn thủy quân sang xâm chiếm nước ta.
Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
1. Quân Nam Hán sang đánh nước ta vào năm nào? Do ai chỉ huy?
2. Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc?
3. Trận đánh diễn ra như thế nào?
3. Diễn biến và kết quả của trận Bạch Đằng.
Thuỷ triều xuống
Thuỷ triều lên
Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh. Lúc triều dâng, nước trải đôi bờ đến vài cây số.
Thủy triều xuống nước ào ào xuôi ra
biển, mực nước chênh lệch khi cao
thấp khoảng 2 - 3 m.
Cửa Bạch Đằng
Quân Nam Hán do thái tử Hoằng Tháo chỉ huy, vượt biển, ngược sông.
Bạch Đằng (Quảng Ninh) tiến vào nước ta vào cuối năm 938.
Bạch Đằng là cửa ngõ giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nội địa Việt Nam.
Sông Chanh
Sông Cấm
sông Bạch Đằng
Cửa Cấm
Cửa Nam Triệu
Lược đồ trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938
Toàn cảnh Chiến thắng Bạch Đằng 938
Quân ta tiếp tục truy kích,
quân giặc chết quá nửa
Hoằng Tháo tử trận.
Toàn cảnh Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Trận Bạch Đằng năm 938 (tranh trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử)
Những dấu tích cọc gỗ trong trận Bạch Đằng còn lại.
1. Sau khi chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì ?
2. Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta ?
4. Ý nghĩa trận Bạch Đằng của trận Bạch Đằng.
BÀI HỌC
Quân Nam Hán kéo sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta, lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938).
Ngô Quyền lên ngôi vua đã kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta.
Để tưởng nhớ công ơn của Ngô Quyền, nhân dân ta đã làm gì ?
Lăng Ngô Quyền ở xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Tây)
Đền thờ Ngô Quyền ở Đường Lâm
(Sơn Tây-Hà Nội)
Tượng Ngô Quyền (Hải Phòng)
Làng Đường Lâm cổ quê hương của Ngô Quyền
Lăng Ngô Quyền ở Đường Lâm
Tượng Ngô Quyền
GHI NHỚ CÔNG ƠN NGÔ QUYỀN
GHI NHỚ CÔNG ƠN NGÔ QUYỀN
Sông Bạch Đằng ngày nay.
Để tỏ lòng biết ơn Ngô Quyền và các thế hệ ông cha ta đi trước thì thế hệ trẻ chúng ta cần phải làm gì ?
nguon VI OLET