Môn KHOA HỌC
(Sách Khoa học - trang 16)
Khối Bốn
Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp
nhiều loại thức ăn?
Bài 8: Tại sao cần ăn phối hợp đạm
động vật và đạm thực vật?
(Sách Khoa học - trang 18)
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
Bài 7:
Chúng mình có một số câu hỏi dành cho các bạn đây.
Theo các bạn, nếu ngày nào chúng ta cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống không?
Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì không đảm bảo đủ chất, mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất và chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
Vậy để có sức khỏe tốt chúng ta cần ăn như thế nào?
Để có sức khỏe tốt chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
Cuối cùng, tại sao cần phải phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?
Vì không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Thay đổi món ăn để tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Vậy nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa phải hoặc ăn có mức độ? Và thức ăn nào cần ăn ít hoặc hạn chế? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé!
THÁP DINH DƯỠNG CÂN ĐỐI TRUNG BÌNH CHO MỘT NGƯỜI TRONG MỘT THÁNG
Dựa vào sách giáo khoa em hãy suy nghĩ và điền các từ : Ăn đủ, Ăn vừa phải, Ăn có mức độ, Ăn ít, Ăn hạn chế. Vào ô trống theo tên nhóm thức ăn thích hợp
TỰ TRẢ LỜI CÂU HỎI
Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối:
THÁP DINH DƯỠNG CÂN ĐỐI TRUNG BÌNH CHO MỘT NGƯỜI TRONG MỘT THÁNG
ĂN ĐỦ
ĂN ĐỦ
ĂN ĐỦ
ĂN VỪA PHẢI
ĂN CÓ MỨC ĐỘ
ĂN ÍT
ĂN HẠN CHẾ
Nhóm thức ăn có trong bữa ăn cân đối
NHÓM THỰC PHẨM
Ăn đủ
Lương thực.
Rau, quả chín.
Ăn vừa phải
Thịt, cá
Đậu hũ
Thủy hải sản…
Ăn ít và hạn chế
Ăn ít: đường.
Ăn hạn chế: muối.
Ăn có mức độ
Mỡ động vật
Dầu thực vật
KẾT LUẬN:
* Không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Tất cả những chất mà cơ thể cần đều phải lấy từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau. Để có sức khoẻ tốt, chúng ta ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
GHI NHỚ:
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
Bài 8:
THEO EM TRONG THỊT VÀ CÁ CÓ CHẤT BỔ GÌ NHIỀU NHẤT?
Thịt : có nhiều chất đạm quý không thay thế được nhưng thường khó tiêu.
Cá: là loại thức ăn dễ tiêu, có nhiều chất đạm quý. Trong cá còn có nhiều chất bổ khác rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là tim mạch.
Vậy chúng ta nên ăn thường xuyên THỊT hay là CÁ để tốt cho cơ thể?
Trong nguồn đạm động vật, chất đạm do thịt các loại gia cầm và gia súc cung cấp thường khó tiêu hơn chất đạm do các loại cá cung cấp. Vì vậy, nên ăn cá. Ít nhất mỗi tuần nên ăn 3 bữa có cá.
KẾT LUẬN
** EM CÓ BIẾT?
Đậu:Những thức ăn chế biến từ đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu nành… giàu đạm rất dễ tiêu hóa nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý
Thịt : có nhiều chất đạm quý không thể thay thế được nhưng thường khó tiêu.
Cá: là loại thức ăn dễ tiêu, có nhiều chất đạm quý.
Dựa vào thông tin trên, các em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy, cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
Ghi nhớ
1. Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thể thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý.
Vì vậy, cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
2. Chất đạm do thịt các loài gia cầm, gia súc thường khó tiêu hơn chất đạm do các loài cá cung cấp. Vì vậy, nên ăn cá.
nguon VI OLET