PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM THỦY
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS CẨM LƯƠNG
BIỆN PHÁP
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 4
THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
PHẦN LÀM VĂN TẢ CÂY CỐI


Người thực hiện: Bùi Xuân Nhật
CẤU TRÚC BIỆN PHÁP
1. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
2.1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.3. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
2.4. KẾT QUẢ
3. KẾT LUẬN
4. CAM KẾT
2.2. BIỆN PHÁP
LÝ DO CHỌN
BIỆN PHÁP
Học qua trải nghiệm là một quá trình học diễn ra một cách tự nhiên trong mỗi người. Quá trình học qua trải nghiệm là xem xét, phân tích những việc mỗi người đã trải qua, đã chứng kiến, đã nghe thấy, đã đọc được hoặc xem được để tự rút ra kinh nghiệm, bài học cho chính mình và áp dụng các bài học đó để ứng xử hợp lý, hiệu quả hơn. Quá trình học này diễn ra theo bốn bước: trải nghiệm – phân tích – rút ra bài học - áp dụng.
Nó giúp cho người học cảm thấy quá trình học tập nhẹ nhàng và hưng phấn. Chính vì vậy, lý thuyết học qua trải nghiệm được áp dụng để thiết kế và thực hiện các tiết học. Giáo viên là người điều hành, dẫn dắt học sinh qua các hoạt động học tập theo các bước của chu trình học qua trải nghiệm để các em biến cách trải nghiệm thành kinh nghiệm hữu ích cho bản thân sau mỗi tiết học.
Khác với phương pháp dạy tập làm văn truyền thống, phương pháp học làm văn qua trải nghiệm giúp học sinh có cơ hội được trực tiếp quan sát và cảm nhận cuộc sống, biết cách diễn đạt bằng lời những điều quan sát và cảm nhận được. Do đó, những cảm xúc thật của học sinh sẽ được gợi mở thông qua những câu hỏi của giáo viên. Có thể nói, tiến trình học viết một bài văn theo chu trình trải nghiệm là tiến trình quan sát và cảm nhận – thu thập thông tin – xây dựng cấu trúc (dàn ý) bài văn – lựa chọn, sắp xếp, bổ sung thông tin vào các phần trong cấu trúc bài văn – tập viết các đoạn thân bài – tập viết mở bài và kết bài – viết bài văn hoàn thiện.
Lớp 4 là lớp đầu tiên của giai đoạn học tập sâu, các em được học đầy đủ các môn học với một lượng kiến thức tương đối lớn. Trong đó phần làm văn là một phần học khó. Các em phải viết đầy đủ một bài văn có ba phần mở bài ,thân bài và kết bài, vận dụng các biện pháp so sánh và nhân hóa vào bài văn để bài văn sinh động. Vì vậy rất nhiều học sinh vận dụng chưa tốt và kết quả làm văn chưa cao. Bài thực hành các em làm sơ sài, cách dùng từ đặt câu chưa chính xác, chưa hay bởi vì các em thiếu kinh nghiệm thực tế. Từ ngữ vay mượn, chép từ bài văn mẫu. Khả năng quan sát tưởng tượng của các em còn nhiều hạn chế. Các tiết học tập làm văn diễn ra không sôi nổi. Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 4 tôi luôn trăn trở và suy nghĩ. Từ những vấn đề tồn tại nêu trên, tôi đã chọn giải pháp “Hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hiện hoạt động trải nghiệm phần làm văn miêu tả cây cối bài: Luyện tập quan sát cây cối – Hoạt động 2 quan sát một cây trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại những gì em quan sát được – SGK TV4 tập 2 trang 39” để học sinh có đầy đủ thông tin cần thiết vận dụng vào các bước luyện viết một bài văn hoàn chỉnh.
2.1.THỰC TRẠNG
THUẬN LỢI
KHÓ KHĂN
BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Năm học 2019 - 2020, tôi đã áp dụng biện pháp này tại trường TH và THCS đã đạt được kết quả cao. Vì vậy, năm học 2020 - 2021 tôi tiếp tục áp dụng biện pháp này với lớp 4B mà tôi đang trực tiếp giảng dạy.
Khuôn viên nhà trường rộng, phong phú với nhiều cây xanh: cây bóng mát, cây hoa, vườn cây, vườn rau...
2.1.1. Thuận lợi
- Đa số các em là học sinh dân tộc thiểu số nên vốn từ của các em còn hạn chế. Một số em chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
- Phần ghi chép thông tin chưa đầy đủ, các chi tiết còn lặp lại, không tìm ra được điểm khác biệt, chưa biết so sánh, nhân hóa với các sự vật xung quanh, gần gũi với cây đang quan sát.
- Một số học sinh chưa tích cực tham gia vào quá trình phân tích, trải nghiệm.
- Trí tưởng tượng của học sinh chưa phong phú.
- Trong quá trình quan sát chưa biết kết hợp các yếu tố khác như bầu trời, ánh nắng, gió ..
Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn mà tôi đã nhận thấy trong quá trình giảng dạy nên tôi đã đưa ra biện pháp nhằm giúp học sinh biết cách quan sát và cảm nhận khi trải nghiệm.
2.1.2. Khó khăn
Hình ảnh những học sinh dân tộc
2. BIỆN PHÁP ĐÃ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chia nhóm
học sinh
theo nhu
cầu.
Thiết kế
phiếu ghi
phần thu thập
thông tin
khoa học.
Phát triển
trí tưởng
tượng phong
phú.
Quan sát cây
cối cần kết
hợp quan sát
các sự vật
xung quanh
Phát triển
vốn từ,
ngôn ngữ.

2. Biện pháp sử dụng để giải quyết vất đề
2.2.1. Phát triển vốn từ, ngôn ngữ của học sinh
Đa số học sinh dân tộc thiểu số nên vốn ngôn ngữ của các em còn hạn chế, tôi luôn chia những em có vốn từ tốt ở mỗi nhóm nhằm giúp các em hỗ trợ lẫn nhau. Khi quan sát thực tế những học sinh hạn chế về vốn từ có thể không biết diễn tả về hình dạng, kích thước... thì có thể hỏi bạn. Từ đó phát triển vốn từ tiếng Việt của các em, phục vụ tốt cho việc đặt câu, dùng từ trong viết văn và giúp các em tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Việt.

2. Biện pháp sử dụng để giải quyết vất đề
2.2.1. Phát triển vốn từ, ngôn ngữ của học sinh
Ảnh minh họa học sinh học theo nhóm để hỗ trợ nhau

2. Biện pháp sử dụng để giải quyết vất đề
2.2.2. Chia nhóm học sinh theo nhu cầu
Khi thực hiện hoạt động trải nghiệm tôi tập hợp nhu cầu học sinh. Những học sinh cùng sở thích một loại cây tôi xếp các em vào một nhóm, bầu ra một em nhóm trưởng để quản các bạn trong nhóm đó. Cụ thể như nhóm quan sát cây bóng mát, nhóm quan sát cây hoa, nhóm quan sát cây làm cảnh, nhóm quan sát luống rau, nhóm quan sát vườn cây... Tránh tình trạng là học sinh khi ra sân trường, đến nơi công cộng không tập trung vào quan sát ảnh hưởng đến các nhóm khác và phần ghi chép thông tin không đạt kết quả cao.

2. Biện pháp sử dụng để giải quyết vất đề
2.2.3. Thiết kế phiếu ghi phần thu thập thông tin khoa học, dễ hiểu, phù hợp với nội dung quan sát của học sinh.
Với mỗi nhóm quan sát, tôi thiết kế một nội dung khác nhau để học sinh nhìn vào đó biết cách ghi ý tưởng đã quan sát.
- Khi quan sát về cây bóng mát, tôi hướng dẫn học sinh quan sát các bộ phận theo một trình tự nhất định từ dưới gốc lên ngọn hay từ ngọn xuống gốc, đặc điểm nổi bật của cây chính là điều học sinh ấn tượng về cây nhất, ích lợi của cây.
- Khi quan sát cây hoa, ngoài các bộ phận thông thường, trong phiếu cần thiết kế thêm điểm nhấn là đặc điểm của bông hoa đó: màu sắc của cánh hoa, nhị hoa; hình dáng của cánh hoa, bông hoa; mùi thơm của hoa.
- Khi trải nghiệm vườn rau, trong phiếu cần thiết kế thông tin về kích thước các luống rau, khoảng cách các cây rau trồng trên đó, hình dáng các luống rau...

2. Biện pháp sử dụng để giải quyết vất đề
2.2.4. Phát triển trí tưởng tượng qua cách gợi mở liên quan đến các cuộc sống của học sinh.
Trong khi quan sát, tôi gợi mở để học sinh phát triển trí tưởng tượng phong phú của mình. Chẳng hạn như những cánh hoa bằng lăng mềm như lụa mong manh trước gió. Hay lá của cây ngũ sắc màu xanh điểm chấm vàng giống như những giọt nắng vừa rơi xuống, để các em có cái nhìn đầy đủ về các đối tượng quan sát được... Đây cũng là cách để học sinh tập vận dụng các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa vào viết văn và có một cách không thể nào bỏ qua đó là được nhìn, sờ, ngửi và cảm nhận. Cùng quan sát một cây nhưng mỗi học sinh có cách nhìn khác nhau tạo nên nét riêng trong từng câu văn.

2. Biện pháp sử dụng để giải quyết vất đề
2.2.5. Khi quan sát cây cối cần kết hợp quan sát các sự vật xung quanh
Khi quan sát cây cối có rất nhiều sự vật xung quanh làm tôn lên vẻ đẹp của cây và sử dụng các giác quan nào để quan sát như hướng dẫn học sinh quan sát và cảm nhận bằng các giác quan như thị giác quan sát ở xa cây như thế nào, lại gần cây ra làm sao? thính giác âm thanh khi xung quanh hoặc do các loài vật tạo ra ở trên cây, khứu giác như hoa quả có mùi gì? và xúc giác sờ vào thân cây, rễ cây, hoa, quả cảm giác thế nào? Ví dụ như bầu trời trong và xanh, ánh nắng nhảy nhót chiếu xuống mặt đất, từng cơn gió nhẹ lướt qua làm cho chiếc lá chao nghiêng, chim hót líu lo trên các cành cây làm cho không khi vui tươi, sinh động... Tất cả các yếu tố đó trong quá trình trải nghiệm mặc dù không cần nhiều nhưng cũng không thể thiếu được. Nếu thiếu sẽ làm cho quá trình quan sát khô khan, không sinh động.
Hình ảnh quan sát môi trường xung quanh
Nói tóm lại, học trải nghiệm là phương pháp mang lại hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên tổ chức tốt các hoạt động, đặc biệt là hình thức học ngoài lớp học. Học sinh tiểu học hiếu động và rất thích được hoạt động. Chính vì vậy giáo viên cần vận dụng linh hoạt sáng tạo để mỗi tiết học đạt hiệu quả cao nhất.
2.3 HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Sau khi áp dụng hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm phần làm văn tả cây cối, các em đã có kỹ năng
quan sát và cảm nhận tốt, thông tin đầy đủ, trí tưởng tượng được mở rộng hơn, học sinh hứng thú trong học tập. Biện pháp
này còn có thể áp dụng cho phần trải nghiệm làm văn tả đồ vật và con vật.
Biện pháp này đã được áp dụng đối với học sinh lớp 4B trường TH và THCS. Với cách tổ chức hướng dẫn các hoạt
động trải nghiệm trên giáo viên có thể áp dụng cho học sinh từ khối lớp 2 đến khối lớp 5 trong toàn trường TH và THCS
mà còn cho các đơn vị khác trong toàn huyện.

2.4. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện pháp
Học sinh không còn ngại học phần làm văn. Đồng thời giáo viên còn rèn kĩ năng nói cho học sinh. Môn Tiếng Việt của các em, đặc biệt phần làm văn có nhiều khởi sắc.
Minh chứng bài làm học sinh sau tiết học có hoạt động trải nghiệm
3. KẾT LUẬN
Dạy Tập làm văn qua trải nghiệm học sinh biết cách quan sát và cảm nhận cuộc sống. Thông qua trải nghiệm học sinh thu thập thông tin đầy đủ về vấn đề cần viết, biết cách diễn đạt bằng lời những điều quan sát và cảm nhận qua bức tranh cuộc sống, rồi tập vẽ lại bức tranh đó bằng lời văn của mình. Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân, góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô gíc, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Dạy tập làm văn theo chu trình trải nghiệm có sức cuốn hút học sinh vào các giờ học, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo. Học sinh hứng thú hơn làm cho giờ học nhẹ nhàng hơn.
Có thể nói, dạy Tập làm văn theo tinh thần đổi mới phương pháp, không áp đặt, không làm thay, chỉ gợi mở để học sinh tự trải nghiệm rút ra kiến thức cho riêng mình. Đây cũng là một trong những định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, hướng học sinh vào các hoạt động thực tế để học sinh học mà chơi, chơi mà học. Mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày lý thú và bổ ích.
Trên đây là biện pháp mà bản thân tôi trong năm học 2020 – 2021 đã áp dụng trực tiếp với học sinh của lớp mình phụ trách. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Do đó, tôi rất kính mong ý kiến bổ sung của ban giám khảo, ban thanh tra để biện pháp được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
4. CAM KẾT
Tôi cam kết bản sáng kiến trên là do bản thân tích lũy kinh nghiệm nhiều năm học tập và giảng dạy viết ra với tâm huyết và có thức nghiệm trên học sinh mang lại kết qả cao. Vì những lí do nêu trên bản thân tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước sáng kiến mình viết ra.

Chúc hội thi thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn !


nguon VI OLET