GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH:
Chia sẻ với ông bà, cha mẹ.

Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2021
Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh
Bài 1: Chia sẻ với ông bà, cha mẹ.

Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2021
Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh
Bài 1: Chia sẻ với ông bà, cha mẹ.
HOAT ĐỘNG 1 : NHẬN XÉT HÀNH VI.

 














* Khi có chuyện vui hay chuyện buồn chúng mình thường chia sẻ với ông bà, cha mẹ của chúng ta.



(?) Khi có chuyện vui, bạn Nguyên muốn chia sẻ niềm vui của mình với ai?
Khi có chuyện vui, Nguyên nói ngay với bố mẹ, ông bà.

(?) Bạn Minh khác bạn Nguyên ở điểm gì?
- Minh khác Nguyên, Minh không chia sẻ niềm vui với ông bà, cha mẹ.
(?) Em thích cách ứng xử của bạn nào? Vì sao?
- Em thích cách ứng xử của bạn Nguyên, vì chia sẻ niềm vui với ông bà, cha mẹ làm tăng thêm tình cảm gắn bó trong gia đình.

(?) Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ thì có lợi gì?

- Chia sẻ vui buồn với ông bà, cha mẹ làm cho tình cảm gia đình thêm gắn bó, đó cũng là biểu hiện của con cháu hiếu thảo biết quan tâm tới những người lớn tuổi trong gia đình.
- Trong lớp mình ai đã từng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình vớí ông bà, cha mẹ?
HỌAT ĐỘNG 2 : BÀY TỎ Ý KIẾN.
Bài tập 1.
Em đã làm được những việc nào trong các việc dưới đây :
a) Khi ông bà, cha mẹ nói chuyện, em không nói chen ngang.
b) Em vui vẻ trò chuyện, đọc báo cho ông bà nghe.
c) Em ân cần thăm hỏi khi ông bà, cha mẹ ốm đau.
d) Em chúc mừng ông bà, cha mẹ nhân ngày lễ, ngày Tết.

KẾT LUẬN.
Chúng ta nên:
- Chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình với ông bà, cha mẹ.
-Trò chuyện cùng ông bà, cha mẹ với thái độ lễ phép, vui vẻ.
- Trò chuyện đúng lúc, đúng chỗ (không nói chen vào khi ông bà, cha mẹ đang nói chuyện).


HOAT ĐỘNG 3 : TRAO ĐỔI THỰC HÀNH.
Bài tập 2:
Nêu nhận xét về cách ứng xử của các bạn trong từng trường hợp:
a)Mẹ mua cho Mai một chiếc hộp bút mới. Mai không thích hình vẽ trên chiếc hộp bút nên phụng phịu nói:“Con không thích hộp bút này đâu! Mẹ mua cho con cái khác đi !”.
b)Ông nội ở quê lên chơi mang cho Nam mấy con tò he. Nam sung sướng reo lên:“Cháu cảm ơn ông ạ! Mấy chú tò he này đẹp quá!


(?)Các tình huống trên muốn khuyên chúng ta điều gì?



- Trò chuyện với ông bà, cha mẹ với thái độ lễ phép, vui vẻ.
HOAT ĐỘNG 4 : TRAO ĐỔI THỰC HÀNH.
Bài tập 3:
Em sẽ nói như thế nào khi gặp các tình huống sau:
Tình huống 1: Bà bị mệt nằm ở nhà.

Tình huống 2: Bố vừa đi công tác xa về.


Tình huống 1 : 
Bà bị mệt nằm ở nhà.
Tình huống 2 : 
Bố vừa đi công tác xa về.


ĐỐI VỚI ÔNG BÀ
-Con cháu phải tôn kính và hiếu thảo đối với ông bà.
- Quan sát, lắng nghe và học cách thấu hiểu đối với ông bà, từ đó cách cách ứng xử phù hợp với tình cảm và đạo lí truyền thống.
- Hãy chú ý lắng nghe ông bà nói về cái đã qua bằng thái độ vui vẻ
- Khi ông bà chưa hiểu ,hãy nhẹ nhàng giải thích ,tránh cáu gắt, to tiếng
- Đừng ồn ào, khi ông bà nằm nghỉ, hãy đi lại nhẹ nhàng v́ì người già rất dễ thức giấc.
- Không nên để ông bà nhắc nhở về lối sống lộn xộn, bừa bãi.
Khi nói chuyện với ông bà phải thưa gửi lễ phép. Khi nhận quà từ ông bà phải đón nhận bằng hai tay, nhớ nói lời cảm ơn.
Hãy nhớ tới ngày sinh nhật của ông bà và tặng ông bà những
món quà mình tự làm.
Cần thường xuyên thăm hỏi, động viên ông bà, chăm sóc chu đáo,
tận tình khi ông bà bị ốm .
ĐỐI VỚI CHA MẸ
Yêu thương, kính trọng cha mẹ, học cách làm bố mẹ vui ḷòng.
+Lễ phép,vâng lời
+Chăm chỉ,cố gắng trong học tập
+Giúp đỡ bố mẹ công việc hàng ngày
+Tôn trọng ,lịch sự với khách của bố mẹ
-Học cách quan tâm và chia sẻ cùng bố mẹ.
+Chia sẻ, kể chuyện ở lớp, ở trường.
+Quan tâm đến ngày sinh nhật của bố hoặc mẹ, bộc lộ tình yêu
của mình với bố mẹ theo cách riêng.
+ Học cách kiềm chế, khéo léo trong ứng xử khi bố mẹ giận dữ.
+ Học cách tâm sự...
-Yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn lẫn nhau
+Nói năng nhẹ nhàng, đúng mực
+Chăm sóc , giúp đỡ nhau
-Tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ:
+Nhẹ nhàng chỉ bảo giúp nhau sửa chữa khuyết điểm
+Tôn trọng những điều riêng tư của nhau
-Tâm sự, lắng nghe, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.
ĐỐI VỚI ANH CHỊ EM
XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI !
nguon VI OLET