Cùng em học Tiếng Việt 4 Tuần 1 trang 5, 6, 7
Thứ ngày tháng 9 năm 2021
       Bài học về sự quan tâm
Trong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!
Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên cô chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bỏ trống.
Bài 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Thưa, thầy có tính điểm không ạ?”. Giáo sư trả lời: “Chắc chắn rồi – ông nói tiếp – trong cuộc sống và công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người. Tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.
Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.
       (Theo Thanhnien Online)
a. Vì sao trong đề thi, vị giáo sư lại hỏi tên người phụ nữ quét dọn trường học?
Vì cô ấy cũng quan trọng và xứng đáng được nhận sự quan tâm của các bạn sinh viên.
b. Nhân vật “tôi” thay đổi thế nào sau bài học của vị giáo sư?
Sau bài học của giáo sư, nhân vật tôi không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.
c. Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm đến mọi người xung quanh? Khi làm những việc đó em cảm thấy thế nào?
- Em luôn chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi, hỏi han quan tâm bạn khi bạn bị ốm…
- Khi làm những việc đó em cảm thấy rất vui, hạnh phúc và gần gũi với mọi người xung quanh hơn.
Bài 2. Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
      Lặng rồi cả tiếng con ve
   Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
a. Câu thơ trên có bao nhiêu tiếng?
- Câu thơ trên có 14 tiếng.
b. Những tiếng nào không có âm đầu?
- Tiếng “oi” không có âm đầu.
Bài 3. Ghi vào bảng kết quả phân tích cấu tạo của các tiếng theo mẫu:
nh
oen
hỏi
kh
uyên
ngang
m
ua
huyền
h

nặng
m
uôn
sắc
Bài 4. Tìm và ghi lại các cặp tiếng bắt vần với nhau trong đoạn thơ sau đây:
   Hương rừng thơm đồi vắng
   Nước suối trong thầm thì
   Cọ xòe ô che nắng
   Râm mát đường em đi.
      (Theo Bùi Minh Chính)
Các cặp tiếng bắt vần với nhau là:
vắng – nắng, thì – đi.
Bài 5. Em hãy kể lại một việc mà em đã giúp đỡ người khác (hoặc được người khác giúp đỡ hoặc chứng kiến mọi người giúp đỡ nhau).
(Gợi ý: Em nhớ lại và viết theo thứ tự các sự việc: Mở đầu, diễn biến, kết thúc)
Trưa thứ năm tuần trước, trên đường đi học về em đã làm được một việc tốt mà đến giờ nghĩ lại em vẫn còn thấy vui đó là em đã giúp một bà cụ sang đường.
Hôm đó trên đường đi học về trời nóng oi bức đến ngột ngạt, không có lấy một cơn gió thoảng qua khiến không khí như cô đặc lại. Đến đoạn ngã tư gần trường em, xe cộ đi lại tấp nập, nườm nượp, còi xe inh ỏi. Nào là xe phụ huynh đến trường đón con, nào là khách đi qua đường. Ai ai cũng hối hả như nhanh chóng để về nhà thật nhanh cho thoát khỏi cơn nóng khủng khiếp này.
Bài tham khảo:

Đến đứng đợi ở cột đèn giao thông để sang đường, bất giác em nhìn thấy một bà cụ cũng đang đứng đợi ở đó. Một tay bà xách túi đồ, tay kia chống gậy, dáng bà gầy gầy lưng còng. Chân bà cứ định bước xuống lòng đường rồi lại rụt lại về phía vỉa hè. Em thầm nghĩ chắc bà chưa quen sang đường. Nghĩ vậy em liền chạy đến bên bà rồi nói:
- Bà ơi, để cháu dắt bà sang đường nhé!
Bà ngẩng đầu lên xúc động đáp:
- Cảm ơn cháu nhé. Bà muốn sang nhà con gái bà ở bên kia đường nhưng xe cộ đông đúc quá nên bà không dám sang.
Thế là hai bà cháu nắm tay nhau cùng sang đường. Sang đến bên kia đường bà rưng rưng xúc động:
- Cảm ơn cháu nhé, cháu thật là một cô bé ngoan.
Chia tay bà cụ rồi, em còn suy nghĩ mãi. Những cụ già ta gặp hàng ngày trên đường cũng giống như ông bà chúng ta ở nhà. Em nghĩ rằng, mình cần biết yêu thương và giúp đỡ các cụ nhiều hơn.
Về tới nhà em kể cho bố mẹ nghe câu chuyện đó, mẹ xoa đầu và khen em ngoan. Em thầm hứa sẽ cố gắng làm thật nhiều việc có ích hơn nữa để giúp đỡ mọi người.
Vui học
Vịt lội qua được mà
Có một người đàn ông đứng bên bờ sông hỏi một cậu bé chăn trâu gần đó:
- Sông này có sâu không cháu?
Cậu bé trả lời:
- Nông lắm bác ạ.
Người đàn ông lội sang sông, mới lội một đoạn đã ngập đầu. Quay lại, ông ta hỏi cậu bé:
- Sao cháu bảo sông này nông lắm?
- Vì cháu thấy con vịt chân ngắn thế mà nó cũng lội sang được.
(Theo Truyện cười trẻ thơ)
Hãy kể câu chuyện trên cho người thân nghe và cùng trao đổi về chi tiết gây cười của câu chuyện.
- Chi tiết gây cười của câu chuyện : Cậu bé thấy con vịt chân ngắn mà vẫn lội sang sông được, trong khi người đàn ông chân dài hơn mà bị ngập đầu. Do cậu bé chưa biết : loài vịt biết bơi nên người nó nổi trên mặt nước.
Chúc các con luôn chăm ngoan, học giỏi!
Hãy chuẩn bị bài cho tiết sau thật tốt nhé!
nguon VI OLET