GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC




TS. Đặng Thị Phương PhiTS
Phương Phú, tháng 8/2014
1. Đặt vấn đề

Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và các thành viên xã hội.

1. Đặt vấn đề (tt)

- Giáo dục đạo đức, lối sống (GD ĐĐLS) nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con người không chỉ có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội.
Có tài mà không có đức là người vô dụng
(Hồ Chí Minh)
- Đạo đức là một yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách của một con người.




1. Đặt vấn đề (tt)

Để có được nhận thức đúng cần phải có giáo dục.
Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục.
Bác Hồ đã nói
"Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên".

1. Đặt vấn đề (tt)

Đối với HS tiểu học, GD ĐĐLS các em luôn được quan tâm. Bởi vì, cấp học này, độ tuổi các em còn rất nhỏ, các em dễ dàng học được điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm điều xấu.
Tiểu học là cấp học nền tảng trong hình thành nhân cách con người, mà cần phải kiểm nghiệm lại, trên cơ sở đó có biện pháp thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức HS tốt hơn, đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao và bền vững của xã hội phát triển./.

2.Vì sao cần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ?

Sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
Giáo dục đạo đức là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục thế hệ trẻ.

2.Vì sao cần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức (tt)

Giáo dục đạo đức có vai trò và vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ, góp phần bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội.
Giáo dục đạo đức góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người với những hành vi cao đẹp đầy tính nhân văn.

2.Vì sao cần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ?(tt)

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là dạy chữ, dạy người, nhằm phát triển nền tảng nhân cách cho các em, nên giáo dục đạo đức là hết sức quan trọng. Bộ GD&ĐT đã rất quan tâm đến việc này và thường xuyên phối hợp với các tổ chức kinh tế, xã hội để tạo điều kiện cho các em được học hỏi, vui chơi và phát triển toàn diện

2.Vì sao cần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ? (tt)
- Đạo đức giúp các em có những hiểu biết về cái đạo đức, nhân cách.
- Hình thành ở các em nhận thức đúng đắn trong cách nhìn nhận về đạo đức, lối sống, về cái thiện, lòng bao dung, tính tự trọng, nhân cách sống … và trong các mối quan hệ với mọi người./.
3.Mục tiêu GD tiểu học
Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản.
4. Khái niệm về đạo đức
Đạo: Đường đi, hướng đi, lối làm việc, ăn ở.
Đức: Theo Khổng Tử, sống đúng luân thường là có Đức. Theo Đạo (Lão tử) tu thân tới mức hiệp nhất với trời đất, an hoà với mọi người là có Đức.
Đạo đức tốt:
+Là biết phân biệt tốt xấu
+Là cái chân-thiện-mỹ trong phẩm chất của con người
+Là lương tâm
+Là danh dự
5.Mối quan hệ của đạo đức
Bản chất xã hội:
Nhà nước, gia đình và các thiết chế xã hội là cội nguồn của đạo đức
Sống tách biệt với xã hội không thể có khái niệm đạo đức
Sống trong một môi trường thối nát khó có được các phẩm chất đạo đức đích thực.
5.Mối quan hệ của đạo đức (tt)
Sản phẩm của tư duy:
Quan niệm đạo đức phát sinh từ sự suy lý của con người về chân lý, lẽ phải, cái thiện và cái ác
Trình độ càng thấp, quan niệm đạo đức càng nhiều hạn chế
Không thể phán xét đạo đức hành vi của những người trí tuệ kém phát triển hoặc loạn thần kinh, tâm thần vì họ không còn năng lực tư duy
5.Mối quan hệ của đạo đức (tt)
Tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại:
Khi ý thức hệ giai cấp phát triển, các quan niệm về đạo đức của các giai cấp trong xã hội cũng mang màu sắc giai cấp, phản ánh lợi ích giai cấp của mình
6.Nội dung cơ bản của hệ thống đạo đức mới
Nghị Quyết Hội Nghị TW 5 (Khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đã đưa ra những chuẩn mực đạo đức rất cơ bản của con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa.
Bao gồm 5 chuẩn mực
6.Nội dung cơ bản của hệ thống đạo đức mới
5 chuẩn mực:
1.Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH
2.Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung
3.Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái
4.Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất lao động cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội
5.Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết , trình độ, chuẩn mực thẩm mỹ và thể lực
7. Thực trạng đạo đức, lối sống HS tiểu học
7.1. Những biểu hiện tích cực
Hầu hết HS tiểu học có đạo đức tốt. Các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng, vâng lời thầy cô và cha mẹ; đòan kết với bạn bè; chăm chỉ học hành; thực hiện tốt nội quy nhà trường; trung thực, thật thà; hăng hái tham gia các hoạt động của lớp, của trường.
7. Thực trạng đạo đức, lối sống HS tiểu học
7.1. Những biểu hiện tích cực
Tại sao như vậy?
Do các em tiếp thu một cách tích cực từ môi trường Giáo dục: Gia đình, nhà trường, xã hội,...
7. Thực trạng đạo đức, lối sống HS tiểu học (tt)
7.2. Những biểu hiện tiêu cực
- HS thiếu chủ động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp;
- Thiếu tự tin khi trò chuyện với người lạ, khi trình bày, diễn đạt ý kiến trước tập thể.
- Khả năng tự lập, tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân còn hạn chế.
7. Thực trạng đạo đức, lối sống HS tiểu học (tt)
7.2. Những biểu hiện tiêu cực (tt)
- Kỹ năng giữ vệ sinh cá nhân, nếp sống gọn gàng, ngăn nắp cũng có những hạn chế.
- Kỹ năng tự bảo vệ để phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh bị xâm hại còn hạn chế.
- Khả năng ra quyết định và giải quyết những tình huống, vấn đề nẩy sinh trong cuộc sống còn hạn chế. Các em thường không tự ra quyết định cho bản thân mà chủ yếu phụ thuộc và người lớn và thầy cô giáo.
7. Thực trạng đạo đức, lối sống HS tiểu học (tt)
7.2. Những biểu hiện tiêu cực (tt)
- Phương pháp và hình thức GD cho HS ít đổi mới, ít hấp dẫn, ít hứng thú.
- Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức GD đạo đức, lối sống (ĐĐLS) cho HS chưa nhiều.
- GD kỹ năng sống tuy có được đề cập, nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu, thiếu điều kiện thực hiện.
- Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình tuy có được cải thiện, nhưng nhìn chung chưa đồng đều các trường, các lớp, chưa chặt chẽ, chưa trở thành nền nếp có hiệu quả.
7. Thực trạng đạo đức, lối sống HS tiểu học (tt)
7.2. Những biểu hiện tiêu cực (tt)
Tại sao như vậy?
Do các em tiếp thu một cách chưa tích cực từ môi trường Giáo dục: Gia đình, nhà trường, xã hội,...
Biểu hiện:
-Việc giữ vệ sinh.
-Chưa mạnh dạn giao tiếp

- Gia đình cưng chiều con, không cho tiếp xúc với mọi người xung quanh.
- Nhà trường chưa nêu gương
- Môi trường xã hội
- Biện pháp giáo dục

8. Các nội dung cần giáo dục cho HS tiểu học
- Trong nhà trường các em được GD những phẩm chất ĐĐLS rất cơ bản như: trung thực, trách nhiệm, giữ chữ tín, tự tin, tự chủ, kính trọng, biết ơn, yêu quý gia đình, giữ gìn ban sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng mọi người và nội quy pháp luật, kiên trì, bảo vệ môi trường, biết chia sẻ với người khác, hợp tác với mọi người, khoan dung, sống lành mạnh, gọn gàng, tiết kiệm, yêu lao động….
8. Các nội dung cần giáo dục cho HS tiểu học (tt)
Cụ thể như:
+ Sự gọn gàng, sạch sẽ, giữ gìn đồ dùng học tập, đi học đều đặn, đúng giờ, chăm chỉ học tập;
+ Trật tự; vệ sinh nơi công cộng;
+ Biết xin lỗi, cảm ơn, chào hỏi; biết nhận lỗi và sửa lỗi, quan tâm giúp đỡ bạn và người khuyết tật;
+ Giữ lời hứa; trả lại của rơi;
8. Các nội dung cần giáo dục cho HS tiểu học (tt)
+ Bảo vệ cây và vật nuôi; bảo vệ môi trường…
+ Biết kính yêu Bác Hồ; biết ơn các anh hùng thương binh liệt sĩ;
+ Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em; biết ơn thầy cô giáo;
+ Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng; chia sẻ vui buồn cùng bạn;
+ Tích cực tham gia việc lớp, việc trường;
+ Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế;
8. Các nội dung cần giáo dục cho HS tiểu học (tt)
+ Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác;
+ Trung thực, vượt khó trong học tập;
+ Hợp tác với những người xung quanh;
+ Biết tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời giờ;
+ Yêu lao động và biết ơn người lao động;
+ Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo;
+ Tôn trọng luật giao thông;
8. Các nội dung cần giáo dục cho HS tiểu học (tt)
GD đạo đức, bao gồm:
Lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, biết trân trọng những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, nhận thức và có hành vi đúng đắn theo các chuẩn mực XH;
Phê phán các hành vi không phù hợp chuẩn mực đạo đức XH; đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp, hiện đại.
8. Các nội dung cần giáo dục cho HS tiểu học (tt)
GD lối sống, bao gồm:
GD nhận thức, hành vi, thói quen của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam;
Trách nhiệm của cá nhân trước tập thể và cộng đồng, biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc;
Phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ;
Ý thức công dân của XH hiện đại, sống và làm việc theo pháp luật.
9. Những hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học(5)
Hình thức dạy học đạo đức trong nhà trường rất phong phú và đa dạng, không chỉ đóng khung trong các phòng học với các giờ giảng dạy theo chương trình quy định, mà còn đưa các nội dung, chủ đề giáo dục vào mọi hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thể HS tại trường lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc các hoạt động xã hội từ thiện.
9. Những hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
9.1. Giáo dục lồng ghép vào các môn học
Giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học được lồng ghép vào các môn học được quy định trong Chương trình từ lớp 1 đến lớp 5 để giáo dục các em.

9. Những hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
9.1. Giáo dục lồng ghép vào các môn học

Ví dụ một tiết dạy có thể làm tốt việc kết hợp GD ĐĐLS cho HS
9. Những hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
9.2. Giáo dục đạo đức HS thông qua hoạt động ngoại khoá
- Việc xây dựng lồng ghép những bài học đạo đức ngay trong tiết chào cờ bằng các hình thức phong phú như hoạt cảnh, chương trình văn nghệ, cuộc thi vấn đáp, diễn đàn trao đổi ….để thu hút đông đảo học sinh tham gia sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi HS.
- Tăng cường các hoạt động tập thể sinh động, phong phú, câu lạc bộ, công tác đội của HS lôi cuốn được HS tham gia để GD ĐĐLS lành mạnh cho các em.
9. Những hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
9.2. Giáo dục ĐĐLS cho HS thông qua hoạt động ngoại khóa
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: sinh hoạt dã ngoại, lao động công ích, thể thao, văn nghệ, tham quan di tích ... hoặc các hoạt động xã hội từ thiện như: giúp đỡ các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ, các HS có hoàn cảnh khó khăn, các trường ở vùng sâu vùng xa, cứu trợ đồng bào bị thiên tai địch hoạ ...
9. Những hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
9.3. Giáo dục các em theo những tấm gương điển hình
Giáo dục ĐĐLS cho học sinh không chỉ ở lựa chọn nội dung, cách thức giáo dục mà còn ở nghệ thuật giáo dục, nhằm tạo ra ở các em niềm hứng khởi và xúc cảm thẫm mỹ. Để làm được điều đó có thể dựa vào các tấm gương sống động của các anh hùng liệt sĩ, các  tác phẩm nghệ thuật, những việc làm tốt của những người xung quanh. ..
9. Những hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
9.4. Giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học bằng ca dao, tục ngữ
Ca dao, tục ngữ là những kinh nghiệm, những điều hay, lẽ phải mà ông cha ta để lại. Đó là một kho tàng quí báu.
9. Những hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
9.4. Giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học bằng ca dao, tục ngữ

Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ có giáo dục đạo đức các em?
9. Những hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
9.4. Giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học bằng ca dao, tục ngữ
Giáo dục ĐĐLS luôn hướng tới việc hoàn thiện nhân cách cho các em qua những câu ca dao, tục ngữ như:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.”
“ Lá lành đùm lá rách”
“ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

9. Những hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
9.5. Thực hiện những họat động cứu trợ, tặng quà giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, mồ côi đang theo học tại trường, người dân bị thiên tai.
- Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh đã thành lập Quỹ “Heo đất tiết kiệm giúp bạn đến trường” để tặng quà cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, mồ côi đang theo học tại trường …. Mọi sự đóng góp của các em phải dựa trên cơ sở tự nguyện.
9. Những hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
9.5. Thực hiện những họat động cứu trợ, tặng quà giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, mồ côi đang theo học tại trường, người dân bị thiên tai.
- Ban giám hiệu nhà trường thực hiện những hoạt động cứu trợ để khơi dậy lòng nhân ái đối với học sinh.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện tương tự, nhằm giáo dục cách sống cho học sinh, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học
10.1. Các nhiệm vụ
- Giáo dục ĐĐLS cho HS trong nhà trường tiểu học là cung cấp những tri thức cơ bản ban đầu về phẩm chất đạo đức con người.
- Rèn luyện những hành vi ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức xã hội.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
10.1. Các nhiệm vụ (tt)
Giáo dục đạo đức trước hết phải xây dựng nhân sinh quan cho trẻ
- Giáo dục đạo đức tập trung vào GD nhận thức để phân biệt cái thiện với cái ác. Làm điều tốt là thiện, làm điều phải là thiện, làm điều đúng là thiện, ngược lại làm điều xấu là ác, làm điều trái là ác, làm điều sai là ác. Làm sao để GD các em nhận ra cái thiện và làm việc thiện, nhận ra cái ác và tránh làm điều ác.
. 10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
10.1. Các nhiệm vụ (tt)
Quan tâm giáo dục cho các em lòng nhân ái. Chú trọng đến việc dạy làm người cho các em, thông qua các hoạt động từ thiện, xã hội, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, nói lời hay lịch sự, .
Các em biết chia sẻ, giúp đỡ những bạn đang gặp khó khăn ở trong lớp, trong trường, biết tôn trọng, cưu mang những người khuyết tật..
Giáo dục các giá trị chân-thiện-mỹ, khơi dậy tinh thần “tương thân tương ái” trong các em.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
10.1. Các nhiệm vụ (tt)
- Trách nhiệm của 3 môi trường giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội.
Gia đình
- Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của con người.
Gia đình và truyền thống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và GD ĐĐLS cho HS
Nhân cách của các em được hình thành từ nền tảng gia đình, từ sự quản lý và GD con từ thời thơ ấu.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
10.1. Các nhiệm vụ (tt)
Gia đình
- Các điều kiện để có giáo dục gia đình tốt là trình độ nhận thức, văn hóa và đời sống kinh tế gia đình.
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc GD con cái.
- Cha mẹ phải là tấm gương, là điểm tựa vững chắc cho con cái noi theo.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
10.1. Các nhiệm vụ (tt)
Gia đình
- Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc và nắm bắt kịp thời những tâm tư, tình cảm của con em mình để có những định hướng tư tưởng đúng đắn, giúp các em từng bước hoàn thiện về nhân cách, có hành vi lành mạnh, rèn luyện ý thức quan hệ XH tốt.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
10.1. Các nhiệm vụ (tt)
Nhà trường
- Nhà trường và thầy cô giáo có mối liên hệ gắn kết, hỗ trợ với gia đình trong biện pháp GD ĐĐLS cho HS .
- Cung cấp những tri thức cơ bản ban đầu về phẩm chất đạo đức cho HS.
- Rèn luyện những hành vi ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức xã hội.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
10.1. Các nhiệm vụ (tt)
Nhà trường
- Nhà trường cần có thái độ cương quyết, phê phán công khai và xử lý kỷ luật nghiêm khắc với những hành vi vi phạm ĐĐLS của HS.
- Đẩy mạnh công tác quản lý HS, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ thời gian HS học tập tại trường.
- Cần có biện pháp quyết liệt để kiểm tra ngăn chặn HS bỏ học đi chơi game, điện tử, đánh nhau…
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
. 10.1. Các nhiệm vụ (tt)
Nhà trường
- Mỗi nhà trường cần xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy tắc ứng xử văn hóa cho HS và CB, GV, NV.
- Đẩy mạnh việc GD kỹ năng sống, văn hóa truyền thống cho HS.
- Đổi mới phương pháp GD đạo đức cho HS kể cả trong chương trình chính khóa và các hoạt động ngoại khóa.
- Thiết kế các bài giảng sinh động, hấp dẫn, thiết thực, chú trọng việc thực hành, vận dụng trong cuộc sống. - Xây dựng các họat động ngoại khóa đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm, cuốn hút HS tham gia.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
10.1. Các nhiệm vụ (tt)
Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
- Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường GD ĐĐLS cho HS.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến GD pháp luật, giúp cho CB, GV, NV và các bậc cha mẹ HS.
- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc thực hiện GD ĐĐLS cho HS.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
10.1. Các nhiệm vụ (tt)
Các cơ quan hữu quan
- Đẩy mạnh công tác quản lý các dịch vụ văn hóa (các tụ điểm vui chơi, dịch vụ internet, phim ảnh...
- Cần có sự kiểm soát, giám sát thường xuyên.
- Không cho phép tổ chức các họat động giải trí, trò chơi trực tuyến hoặc lưu hành các trò chơi, phim ảnh, sách báo mang tính bạo lực, đồi trụy, không lành mạnh.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
10.1. Các nhiệm vụ (tt)
Các cơ quan hữu quan
- Các cơ quan báo chí, truyền thông cần thường xuyên có bài viết tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt trong ngành GD.
- Hạn chế những bài viết mô tả quá chi tiết hành vi bạo lực, dã man, những bài viết mô tả lối sống, hành động không phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, nhằm vun đắp GD lòng nhân ái, định hướng lối sống tốt đẹp cho thế hệ trẻ.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2. Các biện pháp GD đạo đức, lối sống cho HS tiểu học
6.2.1. Đổi mới phương pháp GD ĐĐLS cho HS của người thầy
- GV phải xác định rõ đối tượng mình GD và mục đích của GD là gì, từ đó chủ động định ra phương pháp phù hợp.
- Tránh cách dạy “áp đặt, nhồi sọ”, mà phải thực hiện theo đổi mới phương pháp GD. Tức là phải chú ý đến tính ngắn gọn, hiệu quả, gần gũi, dễ tiếp thu…
- Phương pháp GD cần hướng đến thực tiễn, không dùng lý thuyết suông.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2. Các biện pháp GD đạo đức, lối sống cho HSTH
6.2.1. Đổi mới phương pháp GD ĐĐLS cho HS của người thầy
-Tăng cường sử dụng các tình huống, các sự việc, các vấn đề, hiện tượng cuộc sống thực tế xung quanh, gần gũi với đời sống các em để phân tích đối chiếu, minh hoạ vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả.
- Coi trọng các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, tạo môi trường, cơ hội, rèn luyện cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức XH cho các em để hình thành ý thức, phẩm chất năng lực cho các em.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2. Các biện pháp GD đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
6.2.2. Xác định nhiệm vụ GD ĐĐLS cho HS là trách nhiệm của toàn thể Hội đồng trường
- Nhà trường phải xác định nhiệm vụ GD ĐĐLS cho HS là trách nhiệm của toàn thể Hội đồng trường, bao gồm: CBQL, GV, NV chứ không phải là trách nhiệm của một cá nhân, bộ phận nào.
- Tập thể nhà trường phải nêu gương tốt cho HS noi theo về phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo.
Phải có sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường, giữa BGH, GV, NV.
- Lãnh đạo nhà trường phải quán triệt sâu sắc vai trò, ý nghĩa quan trọng công tác GD ĐĐLS cho HS có quyết định đến chất lượng dạy và học, nên từng tháng, từng thời điểm, từng học kỳ có theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong nhà trường quan tâm thực hiện công tác GD ĐĐLS cho HS toàn trường.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2. Các biện pháp GD đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
6.2.2. Xác định nhiệm vụ GD ĐĐLS cho HS là trách nhiệm của toàn thể Hội đồng trường
- Nhà trường thường xuyên tổ chức thực hành đạo đức cho học sinh.
Công tác giáo dục ĐĐLS cho HS tiểu học hết sức quan trọng.
- Thầy cô giáo là người dạy cho các em dần dần hiểu về lẽ sống công bằng, phân biệt Đúng – Sai, làm theo lẽ phải, dạy cho các em cách tiếp cận và thu nhận thông tin thực tiễn đang xảy ra xung quanh và vận dụng nó một cách đúng đắn vào cuộc sống.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2. Các biện pháp GD đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
6.2.2. Xác định nhiệm vụ GD ĐĐLS cho HS là trách nhiệm của toàn thể Hội đồng trường
- Thực hành đạo đức là hình thức tổ chức giáo dục, nhằm tạo cơ hội cho học sinh chuyển hóa bước đầu những tri thức và niềm tin về các chuẩn mực đạo đức đã học thành hành vi và thói quen.
- Nhà trường tổ chức các hoạt động tập thể rộng lớn để học sinh thực hành đạo đức.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2. Các biện pháp GD đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
6.2.2. Xác định nhiệm vụ GD ĐĐLS cho HS là trách nhiệm của toàn thể Hội đồng trường
GD qua các ngày lễ lớn trong năm như: 15/10 kỷ niệm ngày Bác Hồ gửi thư lần cuối cùng cho ngành giáo dục, 20/11 kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam, 22/12 kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ...
- Nhà trường kết hợp tổ chức kỷ niệm các ngày lễ với các hoạt động sinh hoạt dã ngoại, tham quan di tích, văn nghệ, thể dục thể thao, báo tường, thăm gia đình thương binh liệt sĩ, hội chợ mùa xuân giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ...
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2. Các biện pháp GD đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
6.2.2. Xác định nhiệm vụ GD ĐĐLS cho HS là trách nhiệm của toàn thể Hội đồng trường
- Thầy cô giáo có những biện pháp kịp thời uốn nắn những sai lệch trong học sinh hoặc phát huy những điều tốt giúp học sinh rèn luyện hình thành thói quen đạo đức
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2.3. Xây dựng nhà trường thành Trung tâm văn hoá
- Xây dựng môi trường mẫu mực về trật tự, kỷ cương.
- Mỗi CB, GV, NV phải gương mẫu thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước, nội quy nhà trường đề ra.
- Xây dựng một hệ thống chuẩn mực, những quy định về dạy và học trong nhà trường và thực hiện nghiêm túc những quy định đó.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2.3. Xây dựng nhà trường thành Trung tâm văn hoá
- Nhà trường cần có bản quy chế rèn luyện không chỉ cho HS mà tất cả CB, GV, NV cũng được đánh giá, để mọi người nhận thức từ chỗ phải làm, rồi sẽ quen làm, từ đó chuyển thành tự giác làm và làm hiệu quả.
- Xây dựng nhà trường thành Trung tâm văn hoá là yếu tố, là nền tảng trong công tác GD ĐĐLS cho HS toàn trường.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2. Các biện pháp GD đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
6.2.4. Tăng cường mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội
- Mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời nhau.
- Tăng cường mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội là giải pháp quan trọng để GD ĐĐLS cho HS có hiệu quả
- GV chủ nhiệm phải thường xuyên liên hệ với cha mẹ HS để hiểu nhiều hơn về HS để có biện pháp hữu hiệu trong công tác GD; phải thường xuyên bám sát lớp.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2. Các biện pháp GD đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
6.2.5. Tạo môi trường tốt ở gia đình, nhà trường và xã hội.
- Xây dựng môi trường sống, làm việc và học tập tốt để HS có cơ hội trở thành người tốt càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
- Cả 3 môi trường gia đình, nhà trường và xã hội phải thực sự tốt đẹp và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình GD trẻ, làm cho trẻ luôn cảm thấy yên tâm và hạnh phúc trong cả 3 môi trường đó.
- Xây dựng quy định nếp sống hằng ngày ở nhà, ở trường, ở địa phương của HS làm cơ sở cho việc thống nhất yêu cầu, nội dung GD, cũng như việc đánh giá kết quả GD.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2.5. Tạo môi trường tốt ở gia đình, nhà trường và xã hội.
- Xây dựng không gian lớp học thân thiện là góp phấn hình thành nhân cách HS
Tạo ánh sáng tốt cho lớp học:
Sắp xếp chỗ ngồi cho HS
Tạo cơ hội cho học sinh được thường xuyên di chuyển
Giáo viên cần mặc đẹp ngay ngày đầu tiên đến lớp;
Xây dựng ý tưởng thiết lập góc đồ dùng dạy học (ĐDDH) dùng chung của lớp
Duy trì hiệu quả của góc ĐDDH dùng chung
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2.6. Xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường
- Xây dựng mối quan hệ giữa BGH nhà trường giáo viên, BGH với các tổ chức trong nhà trường (Chi bộ, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên…)
- Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên và nhân viên.
- Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục đạo đức cho các em.
- Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh
- Xây dựng mối quan hệ giữa học sinh và học sinh.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2. Các biện pháp GD đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
6.2.7. Xây dựng các mô hình
- Tấm gương người thầy:
Thầy cô giáo có vị trí hết sức quan trọng và có sức tác động rất lớn đối với trẻ.
Coi trọng GD ĐĐLS cho HS qua tấm gương đạo đức, nhân cách người thầy.
Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
6.2. Các biện pháp GD đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
6.2.7. Xây dựng các mô hình
- Hình ảnh của thầy cô giáo là hình ảnh khó phai mờ trong tâm trí học sinh.
- Sự chuẩn mực của thầy cô giáo được thể hiện rõ trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
- Mỗi nhà trường cần phải quán triệt đến tận thầy cô giáo để mỗi thầy cô giáo thật sự là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng cho học sinh noi theo
10. Các nhiệm vụ, biện pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (tt)
. 6.2. Các biện pháp GD đạo đức, lối sống cho HS tiểu học (tt)
6.2.7. Xây dựng các mô hình
- Sự gương mẫu của cha mẹ các em:
- Cha mẹ phải luôn là tấm gương sáng cho các con noi theo.
- Những việc làm của cha mẹ hằng ngày sẽ khắc sâu trong tâm trí của các con.
- Cha mẹ là những người bạn tri kỷ và là những nhà tư vấn tâm lý đáng tin cậy để các em có thể chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn và những bế tắc trong cuộc sống, trong học tập.
Tóm lại: Giáo dục đạo đức, lối sống cho HS trong trường tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bởi vì đây là khâu tạo nền, xây móng, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự chung tay góp sức của nhiều lực lượng trong nhà trường, sự phối hợp đồng bộ của các môi trường gia đình, nhà trường và XH. Có như vậy, chúng ta mới vun trồng, xây dựng những lớp công dân có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực để góp phần thực hiện mục tiêu mà xã hội đưa ra “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước ./.
11. Tổ chức quản lý việc GD đạo đức, lối sống cho HS tiểu học
Các chức năng quản lý việc GD đạo đức HS
11.1. Lập kế hoạch: để thực hiện nhiệm vụ GD làm người (trong Dạy chữ, Dạy người)
11.2. Tổ chức thực hiện: để mọi thành viên lớp học cùng tham gia.
Lãnh đạo, điều hành quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ GD ĐĐLS cho HS.
11.3. Kiểm tra việc thực hiện; ở tất cả các khâu từ tổ chức đến khâu điều hành, kể cả khâu kiểm tra lại công tác kiểm tra
11.4. Đánh giá kết quả
Ch©n thµnh c¶m ¬n quý thÇy c«!
“Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.
Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.”
Hồ Chí Minh
nguon VI OLET