TRƯỜNG THCS ĐẠI ÁNG
GIÁO DỤC NẾP SỐNG
THANH LỊCH VĂN MINH
GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH (tiếp)
TIẾT 2:
GV: Nguyễn Đình Khang
ĐỐI VỚI ÔNG BÀ
Tình huống 1 :

 
Vừa về đến nhà, bà đưa cho An bánh và nói:
- Cháu có đói không, ăn miếng bánh cho đỡ đói
Nam giật lấy đĩa bánh và chạy lên phòng.

* Bạn nghĩ gì về hành động của An, nếu là bạn thì bạn sẽ ứng xử như thế nào?



Tình huống 1 :



Hành động của An như vậy là không tôn trọng người lớn tuổi hơn mình?

Tình huống 2 : 

Khi đi học Bình thường xin phép và chào 
hỏi ông bà 
- Xin phép ông bà con đi học ạ !

* Bạn nghĩ gì về lời nói và cử chỉ của Bình ? 



Tình huống 2 : 


Bình là đứa cháu ngoan ngoãn , lễ phép với ông bà ,làm ông bà rất hài lòng.

Tình huống 3 : 

Chị Thủy đã đi lấy chồng được 5 năm. Nghe tin ông ốm, chị xin nghỉ việc mấy ngày để về quê thăm ông và chăm sóc cho ông.

*Chị Thủy làm thế chứng tỏ chị là người như thế nào ?



Tình huống 3 : 



Chị là người cháu hiếu thảo với ông bà , quan tâm và chăm sóc ông khi ông bị ốm nặng . Dây là một đức tính rất quý báu.

Tình huống 4 : 

Hôm về quê, mọi người đang ngồi nói chuyện, bà lại kể câu chuyện cũ năm xưa về kỉ niệm của bà. Câu chuyện này lần nào về quê bà cũng kể nó.
Vì nghe quá nhiều lần Lâm đứng lên nói to:
- Nhảm nhí quá , ngoài chuyện này bà không còn chuyện nào khác nữa à ! 
Bà dừng lại đôi mắt hơi đỏ rồi sưng mọng lên.







* Theo bạn hành động trên của Lâm như thế nào ? 
Nếu là ban , bạn sẽ giải quyết thế nào ? 
Và vì sao lại cư xử như vậy?
Tình huống 4 : 


Hành động của Lâm thiếu tôn trọng đến bà
làm bà buồn và tủi thân . Nếu là Lâm em sẽ chú ý vui vẻ lắng nghe . Vì làm như vậy sẽ làm cho bà cảm thấy vui hơn . 

ĐỐI VỚI ÔNG BÀ
-Con cháu phải tôn kính và hiếu thảo đối với ông bà.
- Quan sát, lắng nghe và học cách thấu hiểu đối với ông bà, từ đó cách cách ứng xử phù hợp với tình cảm và đạo lí truyền thống.
- Hãy chú ý lắng nghe ông bà nói về cái đã qua bằng thái độ vui vẻ
- Khi ông bà chưa hiểu ,hãy nhẹ nhàng giải thích ,tránh cáu gắt, to tiếng
- Đừng ồn ào, khi ông bà nằm nghỉ, hãy đi lại nhẹ nhàng v́ì người già rất dễ thức giấc.
- Không nên để ông bà nhắc nhở về lối sống lộn xộn, bừa bãi.
Khi nói chuyện với ông bà phải thưa gửi lễ phép. Khi nhận quà từ ông bà phải đón nhận bằng hai tay, nhớ nói lời cảm ơn.
Hãy nhớ tới ngày sinh nhật của ông bà và tặng ông bà những
món quà mình tự làm.
Cần thường xuyên thăm hỏi, động viên ông bà, chăm sóc chu đáo,
tận tình khi ông bà bị ốm .
ĐỐI VỚI CHA MẸ
Tình huống 1 :

Khi định đi sang nhà bạn chơi Ánh đều xin phép bố mẹ và nói rõ mình đi đâu . Được sự đồng ý của bố mẹ Nga mới cùng các bạn đi chơi . 

*Ánh làm như vậy cho thấy điều gì ?

Tình huống 1 :


Ánh làm như vậy để bố mẹ khỏi lo lắng và cho thấy Nga rất nghe lời bố mẹ .
Tình huống 2 : 

Gia đình Hồng khó khăn , thấy đứa bạn bên cạnh có chiếc áo mới . Hồng rất thích nó và đã về vòi vĩnh mẹ mua cho chiếc áo đó . Mẹ nói với Hồng : 
- Nhà ta đang khó khăn , nếu mua áo cho con thì thiền đâu mà nộp học . Thôi con chờ hết tháng này lấy xong tiền thì mẹ mua cho .
- Không biết đâu mẹ phải mua cho con cơ . Chờ đến hết tháng này thì lỗi mốt rồi .

*Theo bạn Hồng làm như vậy là đúng hay sai ?
Vì sao ? 


Tình huống 2 : 


Hồng làm như vậy là sai . Vì gia đình Hồng khó khăn không đủ điều kiện để mua chiếc áo ấy . Hồng như thế là đua đòi , yêu cầu bố mẹ phải đáp ứng nhu cầu của mình. 

Tình huống 3 : 

Khi bài xong , Minh đi dọn dẹp nhà cửa , cơm nước... .
giúp cha mẹ 
(h.a minh họa ) 
* Bạn có suy nghĩ gì về hành động của Minh ?


Tình huống 3 : 

Minh là đứa con ngoan ngoãn , biết phụ giúp bố mẹ công việc nhà. 

ĐỐI VỚI CHA MẸ
Yêu thương, kính trọng cha mẹ, học cách làm bố mẹ vui ḷòng.
+Lễ phép,vâng lời
+Chăm chỉ,cố gắng trong học tập
+Giúp đỡ bố mẹ công việc hàng ngày
+Tôn trọng ,lịch sự với khách của bố mẹ
-Học cách quan tâm và chia sẻ cùng bố mẹ.
+Chia sẻ, kể chuyện ở lớp, ở trường.
+Quan tâm đến ngày sinh nhật của bố hoặc mẹ, bộc lộ tình yêu
của mình với bố mẹ theo cách riêng.
+ Học cách kiềm chế, khéo léo trong ứng xử khi bố mẹ giận dữ.
+ Học cách tâm sự...
ĐỐI VỚI ANH CHỊ EM
Tình huống 1 :


Vừa đi học về , chị giục :
- Tắm đi Vân ơi ! 
Vân nổi cáu : đang mệt ! Chốc tắm . 

* Bạn có nhận xét gì về lời nói của Vân ?







Tình huống 1 :



Lời nói của Vân rất thô lỗ , vô lễ 
đối với chị .

Tình huống 2 : 

Khi ở nhà Tú thường giúp em gái giải bài tập. 
*Tú làm như vậy cho thấy Tú là người anh như thế nào ?


Tình huống 2 : 


Tú làm như vậy cho thấy Tú là người anh biết quan tâm đến em gái . Anh em hòa thuận. 

-Yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn lẫn nhau
+Nói năng nhẹ nhàng, đúng mực
+Chăm sóc , giúp đỡ nhau
-Tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ:
+Nhẹ nhàng chỉ bảo giúp nhau sửa chữa khuyết điểm
+Tôn trọng những điều riêng tư của nhau
-Tâm sự, lắng nghe, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.
ĐỐI VỚI ANH CHỊ EM
Qua những tình huống trên ta rút ra cách giao 
tiếp ứng xử trong gia đình

Đối với ông bà , bố mẹ , anh chị ta cần phải 
lễ phép , tôn trọng , sống hòa thuận , ngoan ngoãn,chăm chỉ. Nói năng phải nhẹ nhàng , có thưa ,có gửi. Thường xuyên nói chuyện với ông bà , chia sẻ công việc với bố mẹ , đoàn kết, giúp đỡ anh chị em . 

+ Các gia đình thường họp nhau ở nhà thờ tổ, thăm ngôi mộ tổ, thắp nhang khi giỗ chạp, khi Tế đến Xuân về, kể cho nhau nghe chuyện các cụ đời trước để khuyên răn con cháu học tập và rèn luyện kế nghiệp xưa để rạng danh dòng họ.

Truyền thống dòng họ

+ Họ khuyến học, khuyến tài, lập quĩ khen thưởng, cấp học bổng cho con cháu có điều kiện học hành .

C�CH GIAO TI?P ?NG X?


Ý thức được vai trò trách nhiệm của bản thân trong gia đình và trong dòng họ của mình để có thái độ đúng mực với những người trong dòng họ
Học tập và rèn luyện để xứng danh với tổ tông, với truyền thống của dòng họ.
Thường xuyên thăm hỏi mọi người trong họ. Nếu ở xa, mỗi năm nên về thăm nhà thờ tổ, thăm mộ tổ để luôn nhớ tới nguồn gốc của mình, và biết được truyền thống của dòng họ mình.
Tham gia vào các hoạt động chung do dòng họ phát động.

C�CH GIAO TI?P ?NG X?

nguon VI OLET