THÂN ÁI

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO

VỀ THAM DỰ

BUỔI GIỚI THIỆU SÁCH HÔM NAY
GIÁO VIÊN : BÙI TRUNG TÔNY
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯƠNG HOÀNH

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
Người chỉ huy
NGUYỄN CHƠN


Trường Tiểu Học Trương Hoành
Trường Tiểu Học Trương Hoành
PHÒNG GD – ĐT ĐẠI LỘC
Giáo viên :Bùi Trung Tô Ny
Nhóm biên soạn :
Nhà xuất bản : ĐÀ NẴNG
Năm xuất bản : 2002
TRẦN NHƯ TIẾP

THÁI BÁ LỢI

Nội dung giới thiệu :

* Những chặng đường

* Suy ngẫm

* Những trận đánh tiêu biểu

* Ký ức đồng đội
Tóm tắt quá trình chiến đấu:

Sinh năm : 1928
Dân tộc : Kinh
Cấp bậc : Thượng tướng
Chức vụ : Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng
Chỗ ở h.nay : Phường Hoà Minh,Quận Liên
Chiểu,Thành phố Đà Nẵng

Ông sinh ra và lớn lên ở làng PhúLộc,thuộc
Phường Hoà Minh,quận Liên Chiểu,thành phố Đà Nẵng. Thượng tướng NGUYỄN CHƠN đã trưởng thành từ người lính trực tiếp chiến đấu,kinh qua các cấp chỉ huy từ thấp đến cao, đã từng đối đầu với các đối tượng địch như quân Mỹ-Nguỵ Sài Gòn.....

Người chỉ huy Nguyễn Chơn hiểu rõ trách nhiệm chính trị của mình là phải đánh thắng quân địch, không được thất bại trận nào.
Nhà xuất bản Đà Nẵng giới thiệu tác phẩm này nhằm truyền thụ kiến thức truyền thống quân đội Cách Mạng và kinh nghiệm chiến đấu qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc XHCN cho các thế hệ mai sau.
NỘI DUNG PHẦN GIỚI THIỆU
I.Những chặng đường:
Trong gia đình gồm có 5 anh em Nguyễn Chơn là người anh cả.Cũng xin nói rằng thời thơ ấu của Thượng tướng Nguyễn Chơn là một con người rất gan dạ,căm thù giặc và quyết tòng quân ra chiến trường để trực tiếp cầm súng chiến đấu với quân thù bằng cách là chặt đứt ngón chân út của mình.Bằng hành động đó,với minh chứng đó Nguyễn Chơn mới được cả nhà đồng ý cho đi tòng quân.Anh tham gia vào đội thanh niên Cứu Quốc và tham gia bầu cử Quốc Hội đầu tiên vào năm 1946 tham gia diệt Tề-Nguỵ ở địa phương.

Sau đó Nguyễn Chơn chia tay với gia đình với
ngón chân út bị cụt để tham gia vào lực lượng
vũ trang trực tiếp giết giặc.Bản lĩnh của người
chỉ huy Nguyễn Chơn đã sớm bộc lộ khi còn
là cán bộ cấp thấp,trận đánh nào anh chỉ huy
cũng không để quân ta bị thương vong mà
diệt gọn quân thù và thu nhiều súng đạn.
Do vậy mà anh được Tư lệnh Liên khu 5 tuyên
dương công trạng.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp
gian khổ,Nguyễn Chơn đã lăn lộn gần khắp
chiến trường khu 5,hoạt động ở Hạ Lào, Đông Campuchia,chiến trường Trường Sơn
TRƯƠNG TIỂU HỌC TRƯƠNG HOÀNH
GIÁO VIÊN: BÙI TRUNG TÔ NY
GIÁO VIÊN: BÙI TRUNG TÔ NY
Sau đó anh được tập kết ra Bắc và được nhập học khoá sĩ quan lục quân.Kết thúc khoá học anh được điều về sư đoàn 305 tiếp tục huấn luyện. Đến đầu năm 1959 Nguyễn Chơn được lệnh lên đường vào Nam trực tiếp chiến đấu với quân thù,lúc này Nguyễn Chơn được gặp Bác Hồ lần thứ hai,Bác gần gũi thân thương, ân cần thăm hỏi:việc ăn,việc ở,việc học hành, động viên công tác tốt để chiến đấu với quân thù,Bác mong đến ngày thống nhất đất nước,Nam-Bắc một nhà Bác vào Nam thăm các cháu
Thế là ông đã vào Nam chiến đấu,lăn lộn nhiều chiến trường dọc theo biên giới Tây-Nam rồi các tỉnh miền duyên hải miền Trung ở đâu ông cũng thể hiện là người chỉ huy sáng suốt đánh đâu thắng đó với nhiều cương vị khác nhau đồng thời đó cũng là thời gian ông có điều kiện để học tập hoàn chỉnh những kiến thức mà ông đã đúc kết trong thực tiễn chiến đấu.Tháng 5-1987 Trung tướng Nguyễn Chơn được điều ra Bộ tổng tham mưu với chức vụ phó tổng tham mưu trưởng phụ trách tác chiến rồi ông được phong hàm Thượng tướng.
II.Suy ngẫm:
Trong quá trình công tác và trưởng thành của Thượng tướng Nguyễn Chơn ông có 3 điều luôn làm ông trăn trở và suy nghĩ:
1- Cùng là đ/c,đồng đội,cùng chiến đấu vì một mục đích chung,cùng chịu gian khổ,khó khăn mà nhiều người đã hy sinh mà tôi vẫn còn sống.
2-Là con người như tôi nếu không có Đảng, không có Cách mạng thì tôi đã trở thành một con người khác,có thể là lương thiện,có thể không nhưng chắc chắn không phải là tôi bây giờ.
3-Khi Đảng và quân đội giao cho tôi chỉ huy lực lượng vũ trang dù là một tiểu đội hay cả một quân đoàn,tôi đều phải tìm mọi cách đánh thật hiệu quả,tiêu diệt gọn,thời gian ngắn tiết kiệm xương máu của đồng đội.
* Để đạt được những điều tâm đắc đó bản thân ông phải tạo ra được:
-Tinh thần đoàn kết nội bộ,thống nhất quan điểm,tư tưởng.
-Tính dân chủ trong mọi nếp sống,sinh hoạt cũng như trong phương án tác chiến.
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯƠNG HOÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯƠNG HOÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯƠNG HOÀNH
III. Những trận đánh tiêu biểu:
Trong quá trình chiến đấu và trưởng thành của Thượng tướng Nguyễn Chơn, ông đã đụng chạm không biết bao nhiêu là trận đánh lớn nhỏ ở đây chỉ xin giới thiệu một số trận đánh tiêu biểu mà đồng đội ông đã có những kỹ niệm:
1.Trận phục kích dốc Trao,huyện Hiên
(phía tây Quảng Nam vào tháng 3-1961)
2.Khơi ngòi trận đánh Ba Gia(Quảng Ngãi)
vào tháng 5-1965.
3.Trận An Sơn(Hiệp Đức,Quảng Nam)
vào tháng 01-1968.
4.Trận tiêu diệt điểm cao 723(Nam Lào)
vào tháng 3-1971.
5.Trận Păk Soòng-Itu-Bản Nhik(Nam Lào)
vào tháng 5-1971
6.Trận Đăk Tô-Tân Cảnh(bắc Tây nguyên)
vào tháng 4-1972.
7.Trận Cấm Dơi-Quế Sơn,Quảng Nam
vào tháng 8-1972.
8.Trận Nông Sơn-Trung Phước,Quảng Nam
vào tháng 7-1974.
9.Trận cao điểm 547(Campuchia) vào 4-1984.
10.Trận Ba Biên giới(Campuchia-Lào-Thái Lan)
vào tháng 1-1985.
GIÁO VIÊN: BÙI TRUNG TÔ NY
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯƠNG HOÀNH
Trong các trận đánh tiêu biểu đó có trận đánh ở Nông Sơn-Trung phước vào tháng 7-1974 tại quê hương Quảng Nam chúng ta.
Nông Sơn có điểm cao 298m,nằm sát sông Thu Bồn về phía bắc,trong lòng ngọn núi này là mỏ than Nông Sơn được khai thác từ thời Pháp Cứ điểm địch trên đỉnh Nông Sơn D:300m,R: từ 50-60m được thiết kế kiên cố,có công sự vững chắc,có hệ thống chướng ngại với 5-8 lớp rào kẽm gai có bố trí mìn tuỳ theo từng nơi,chính giữa cứ điểm có hầm ngầm. Đóng quân trên đỉnh Nông Sơn là tiểu đoàn 78 Biệt động quân và trung đội pháo binh,
xung quanh Nông Sơn thì gần 40 trung đội Bảo an, dân vệ, các phân cục Cảnh sát và sư đoàn 3 để bảo vệ vành đai ngoài.
Về phía ta trận Nông Sơn là một trận nằm trong chiến dịch Thu 1974 là mặt trận Tây Quảng Nam có không gian rộng từ Hòn Chiêng (QSơn) đến An Hoà-Đức Dục, Nông Sơn-Trung Phước kéo ra đến quận lỵ Thượng Đức. Chiến dịch này phối hợp với lực lượng Quân khu 5, chủ lực của Bộ Quốc phòng trực tiếp là Sư đoàn 304.
Nhiệm vụ của chiến dịch là:
Tiêu diệt các cứ điểm địch cắm sâu vào vùng giải phóng của ta gồm có Nông Sơn và Thường Đức,câu chủ lực địch ra ứng cứu giải toả,tiêu diệt từng bộ phận quan trọng chủ lực địch,mở rộng và củng cố vùng giải phóng, uy hiếp căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng của địch từ phía tây nam,tạo tiền đề cho các chiến dịch quân sự năm 1975 giải phóng miền Nam.

Sau đây là diễn biến trận đánh:
Sáng 17-7 trong lúc các đơn vị đang triển khai chiếm trận địa thì địch đưa thêm quân vào cứ điểm. Đến 0h15ph ngày 18-7 quân ta nổ mìn phát lệnh tấn công toàn cục. Đòn tấn công bất ngờ đó đã áp đảo được kẻ thù và gần như tiêu diệt toàn bộ các cứ điểm quân sự của địch.Đến 17h5ph cùng ngày lá cờ chiến thắng đã cắm lên nóc hầm chỉ huy của địch. Đến ngày 7-8 sư đoàn 304 tiêu diệt cứ điểm quận lỵ Thường Đức.Như vậy tuyến phòng thủ tây-nam của địch bị phá vỡ hoàn toàn(Thường Đức-Nông Sơn-Trung Phước) đã bị tiêu diệt. Như vậy ta đã uy hiếp được cứ điểm quân sự ở Đà Nẵng.
PHÒNG GD - ĐT ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TH TRƯƠNG HOÀNH
GIÁO VIÊN: BÙI TRUNG TÔ NY
TRƯỜNG TIỂU HOC TRƯƠNG HOÀNH
TRƯỜNG TH TRƯƠNG HOÀNH
TRƯỜNG TH TRƯƠNG HOÀNH
GIÁO VIÊN: BÙI TRUNG TÔ NY
IV. Ký ức đồng đội:
Trong quá trình chiến đấu và trưởng thành của Thượng tướng Nguyễn Chơn, ông đã có rất nhiều những đức tính tốt đẹp mà ông đã tiếp thu được trong chiến đấu và rèn luyện được xuyên suốt cả cuộc đời binh nghiệp của ông. Những đức tính đó được đồng đội ghi nhận.
Ở đây xin giới thiệu một số đức tính về con người của ông.
*Là người chỉ huy có ý chí Cách mạng, thuỷ chung với lý tưởng, đặt lợi ích giai cấp lên hàng đầu.
*Trí dũng song toàn.
*Tố chất của một vị tướng anh hùng.
*Người chỉ huy dũng cảm,mưu trí,sáng tạo.
*Sư trưởng vừa là nhà chỉ huy vừa là nhà tâm lý.
Trên đây là một trong những trận đánh tiêu biểu Thượng tướng Nguyễn Chơn trực tiếp chỉ huy mà bản thân tôi giới thiệu với các đồng chí.
Ngoài ra còn rất nhiều trận đánh khác được giới thiệu trong tập sách này. Mời các Đ/c cùng tham gia đọc để hiểu thêm về vai trò lãnh đạo quân sự,về con người trí dũng song toàn của Thượng Tướng Nguyễn Chơn, hiểu thêm nhà quân sự con người đất Quảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp-Mỹ xâm lược. Đã góp phần giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước ta đến ngày hôm nay.
THÂN ÁI CHÀO TẠM BIỆT
XIN HẸN
BUỔI GIỚI THIỆU SÁCH LẦN SAU
nguon VI OLET