MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC –TỰ TRỌNG
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT4);
- Nắm được nghĩa từ “tự trọng” (BT3).
- Biết thêm các thành ngữ, tục ngữ về lòng tự trọng, trung thực
- Tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2) ;
2. Phẩm chất
- Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt để thêm yêu TV
3. Năng lực
- NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
Trò chơi hái táo
* Từ ghép được chia thành mấy loại? Là những loại nào?
* Từ ghép được chia thành 2 loại? Là ghép tổng hợp và ghép phân loại
Em hãy lấy ví dụ một từ ghép có nghĩa tổng hợp và một từ ghép có nghĩa phân loại.
GHÉP TỔNG HỢP: đi đứng, ăn mặc, học tập...
GHÉP PHÂN LOẠI: học gạo, học vẹt, đi bộ, ...
* Từ láy được chia thành mấy loại? Là những loại nào?
* Từ láy được chia thành 3 loại: láy âm, láy vần, láy tiếng
* Láy âm: xào xạc, sững sờ, buồn bã
* Láy vần: lao đao, loạng choạng, lênh đênh
* Láy âm: hiu hiu, đo đỏ, lành lạnh
Em hãy lấy ví dụ về từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.
lao xao, láo nháo, lổn nhổn
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2021
Luyện từ và câu
Bài : Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng
1. Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực.
M: - Từ cùng nghĩa: thật thà
- Từ trái nghĩa: gian dối
Thảo luận nhóm 6
- Thẳng tính, thẳng thắn, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thật lòng, thật tình, thật tâm, chính trực,….
- Dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian trá, lừa bịp, lừa đảo, lừa dối, bịp bợm, lừa lọc,…
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2021
Luyện từ và câu
Bài : Mở rộng vốn từ: Trung thực –
Tự trọng
2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc trái nghĩa với trung thực
Ví dụ:
- Lan là một cô bé thật thà.
- Chúng ta không được gian lận trong thi cử.
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2021
Luyện từ và câu
Bài : Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng?
a.Tin vào bản thân mình.
b. Quyết định lấy công việc của mình.
c. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
d. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.
tự tin
tự quyết
tự trọng
* Tự trọng là: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
tự cao (tự kiêu)
Thế nào tự trọng?
4. Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng?
a. Thẳng như ruột ngựa.
b. Giấy rách phải giữ lấy lề.
c. Thuốc đắng giã tật.
d. Cây ngay không sợ chết đứng.
e. Đói cho sạch, rách cho thơm.
NỐI CÁC THÀNH NGỮ Ở CỘT A VỚI NGHĨA TƯƠNG ỨNG Ở CỘT B
b. Giấy rách phải giữ lấy lề.
e. Đói cho sạch, rách cho thơm.
4. Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng?
a. Thẳng như ruột ngựa.
b. Giấy rách phải giữ lấy lề.
c. Thuốc đắng giã tật.
d. Cây ngay không sợ chết đứng.
e. Đói cho sạch, rách cho thơm.
a.Tính trung thực
b. Lòng tự trọng
a. Thẳng như ruột ngựa.
c. Thuốc đắng giã tật.
d. Cây ngay không sợ chết đứng.
b. Giấy rách phải giữ lấy lề.
e. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2021
Luyện từ và câu
Bài : Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng
Một số câu thành ngữ nói về lòng tự trọng.
Áo rách cốt cách người thương.
Ăn có mời, làm có khiến.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Cười người chớ vội cười lâu.
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
Em thích câu thành ngữ, tục ngữ nào? Vì sao?
CHÀO CÁC EM !
nguon VI OLET