Luyện từ và câu:


Luyện tập về cấu tạo của tiếng
Kiểm tra bài cũ
1. Tiếng có cấu tạo như thế nào?
- Mỗi tiếng thường có 3 bộ phận là: Âm đầu, vần và thanh.
- Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
2. Phân tích cấu tạo của các tiếng trong câu sau:
Uống nước, nhớ nguồn.

Luyện từ và câu
Luyện tập về cấu tạo của tiếng

Bài 1: Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau.
Bài 2 : Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ :
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Hai tiếng ngoài – hoài bắt vần với nhau, giống nhau cùng có vần oai.
ngoài
hoài
Bài 3: Cặp tiếng có vần giống nhau hoàn toàn:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh .
choắt
thoắt
Bài 3 : Cặp tiếng có vần giống nhau không hoàn toàn:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh .
xinh
nghênh
Bài 4: Qua hai bài tập trên em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?
Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
Ví dụ:
- Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.
- Hỡi cô tác nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
trầu
đầu
đàng
vàng
Bài 5: Giải câu đố sau:
Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bỏ hết thì ra béo tròn.
Để nguyên mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường.
( Là chữ gì ?)
bút
út
ú
Ghi nhớ:
Mỗi tiếng thường có ba bộ phận: Âm đầu, vần, thanh
Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.

CHÚC MỪNG CÁC EM HỌC TẬP TỐT !
nguon VI OLET