Bài 1B: Mẹ ốm (Tiết 2)
Thứ tư, ngày 15 tháng 09 năm 2021
Tiếng Việt
Tập làm văn
Thế nào là kể chuyện?
I/ Nhận xét:
Bài tập 1: Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể và cho biết:
1. Câu chuyện có những nhân vật nào ?
2. Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy ra sao?
3. Ý nghĩa của câu chuyện là gì?
Câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”
Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gầy còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng : "Đói lắm các ông các bà ơi”
Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con : "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :
Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn.
Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
1. Câu chuyện có những nhân vật nào?
Mẹ con bà nông dân
Bà cụ ăn xin
Mẹ con bà nông dân
Những người dự lễ hội
Những người dự lễ hội
Những người dự lễ hội
I/ Nhận xét:
Không ai cho
Hai mẹ con cho bà cụ ăn và ngủ trong nhà mình.
Bà cụ hiện nguyên hình một con giao long lớn.
Cho mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu rồi ra đi.
Dòng nước phun lên, tất cả đều chìm nghỉm
Mẹ con bà nông dân chèo thuyền, cứu người.
2.
3. Ý nghĩa của câu chuyện:
Câu chuyện giải thích về sự hình thành hồ Ba Bể, ca ngợi những người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ mọi người; những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
I/ Nhận xét:
I/ Nhận xét:
1. Có nhân vật
2. Có các sự việc xảy ra theo một trình tự và có kết quả của sự việc.
3. Có ý nghĩa, bài học rút ra.
Câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.
Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thủy tộc nơi đây đều gắn liền với một sự tích li kì. Sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu sắc huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm soi bóng xuống hồ. Người Việt Bắc nói rằng: “Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ làm được thơ.” Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bể một lần.
Theo Dương Thuấn
HỒ BA BỂ
Bài tập 2: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
1. Bài văn có những nhân vật nào?
Bài văn không có nhân vật.
2. Bài văn có các sự kiện nào xảy ra đối với nhân vật?
Bài văn không có các sự kiện nào xảy ra.
3. Bài văn giới thiệu những gì về hồ Ba Bể ?
Bài văn giới thiệu về vị trí, độ cao, chiều dài, địa hình, cảnh
đẹp của hồ Ba Bể.
I/ Nhận xét:
Tập làm văn
Thế nào là kể chuyện?
I/ Nhận xét:
Bài Sự tích hồ Ba Bể với bài Hồ Ba Bể, bài nào là văn kể chuyện? Vì sao ?
+ Bài Sự tích hồ Ba Bể là văn kể chuyện vì có nhân vật, có cốt truyện, có ý nghĩa câu chuyện.

+ Bài Hồ Ba Bể không phải văn kể chuyện mà là văn giới thiệu về hồ Ba Bể.
Tập làm văn
Thế nào là kể chuyện?
Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.

Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.
II/ Ghi nhớ:
Hãy lấy ví dụ về các câu chuyện đã nghe, đã đọc để minh họa cho nội dung ghi nhớ?
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: có nhân vật Dế Mèn, Nhà Trò. Câu chuyện về Nhà Trò làm Dế Mèn bất bình.
Ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
- Cây khế: có nhân vật vợ chồng người anh, người em, con chim. Câu chuyện nói về lòng tham và tính ích kỷ của con người.
- Ý nghĩa của câu chuyện: nên sống ngay thẳng, thật thà.
Bài 1: Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó.
Bài 2: Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào ? Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
III/ Luyện tập:
Tập làm văn
Thế nào là kể chuyện?
1. Buổi chiều mùa hè thật khó chịu! Em vừa chơi đá bóng với bạn xong, chuẩn bị đi về thì thấy cô Lan vừa bế con vừa mang rất nhiều đồ đạc. Chắc cô ấy về thăm bố mẹ. Em tiến lại gần và chào: “Cháu chào cô Lan. Cô về thăm ông bà đấy ạ! Em bé xinh quá! Cô để cháu xách đồ giúp nhé!” Cô mỉm cười nhìn em đầy thân thiện. Em hai tay xách túi hộ cô. Hai cô cháu vừa đi vừa nói chuyện. Em bé thỉnh thoảng lại giơ tay, cười toét miệng.

2. Câu chuyện em vừa kể có các nhân vật: em, cô Lan và em bé.
Ý nghĩa câu chuyện: sự giúp của em dành cho cô Lan tuy nhỏ bé nhưng thiết thực, đúng lúc.
Bài tham khảo
.
Củng cố, dặn dò
.
Chúc các em học tập tốt!
nguon VI OLET