Công ty Cổ phần Mạng giáo dục Bạch Kim - 27 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội
Trang bìa
Trang bìa:
I. HOẠT ĐỘNG 1
1. Kể lại câu chuyện: Hoạt động 1: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN

1. Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể

* Câu chuyện có những nhân vật nào? - Bà cụ ăn xin - Mẹ con bà nông dân - Những người dự lễ hội * Các sự việc trong câu chuyện: Hoạt động 1: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
* Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy - Sự việc 1: Bà cụ đến lễ hội ăn xin không ai cho. - Sự việc 2: Hai mẹ con cho bà cụ ăn xin ăn và ngủ trong nhà. - Sự việc 3: Đêm khuya, bà già hiện hình một con giao long lớn. - Sự việc 4: Sáng sớm, bà già cho hai mẹ con gói tro và 2 mảnh vỏ trấu, rồi ra đi. - Sự việc 5 : Nước lụt dâng cao, mẹ con bà nông dân chèo thuyền và cứu người.

1. Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể

* Ý nghĩa câu chuyện: Hoạt động 1: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
Câu chuyện cho ta biết sự hình thành của hồ Ba Bể, ngoài ra còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, biết giúp đỡ người khác sẽ gặp nhiều điều tốt lành. 2. Bài văn: Hoạt động 1: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN

Hồ Ba Bể

Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngon núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.

Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thủy tộc nơi đây đều gắn với một sự tích li kì. Sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu sắc huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm soi bóng xuống hồ. Người Việt Bắc nói rằng: “ Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ được làm thơ ”. Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bể một lần .

Theo Dương Thuấn

2. Bài văn sau có phải là bài văn kể chuyện không? Vì sao? * Tìm hiểu bài văn: Hoạt động 1: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
2. Bài văn sau có phải là bài văn kể chuyện không? Vì sao? - Bài văn có nhân vật không? - Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không? - Chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể: vị trí, độ cao, chiều dài, đặc điểm địa hình, khung cảnh…. - So sánh bài Hồ Ba Bể và bài sự tích hồ Ba Bể? 3. Kết luận: Hoạt động 1: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
Theo em, thế nào là kể chuyện? - Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. - Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa. II. HOẠT ĐỘNG 2
1. Bài 1: Hoạt động 2: LUYỆN TẬP
1. Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó. Gợi ý:

- Nhân vật của câu chuyện là emngười phụ nữ có con nhỏ.

- Em cần xưng tôi hoặc em

- Sự giúp đỡ của em với người phụ nữ. 2. Bài 2: Hoạt động 2: LUYỆN TẬP
2. Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa của câu chuyện. - Câu chuyện em vừa kể có 2 nhân vật: (Bản thân em và người phụ nữ có con nhỏ) - Ý nghĩa của câu chuyện: Muốn ca ngợi tính thương người, cần giúp đỡ phụ nữ, người già và em nhỏ khi họ gặp khó khăn. III. BT CỦNG CỐ
1. Câu 1: BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC
1. Trong bài văn kể chuyện có những gì?
a) Có nhân vật
b) Có con vật
c) có động vật
2. Câu 2: BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC
2. Khi đọc bài văn kể chuyện ta biết được gì?
a) Miêu tả một cái gì đó
b) Các sự việc xảy ra trong truyện
c) Miêu tả một ai đó
3. Câu 3: BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC
3. Kéo các từ ngữ dưới đây vào chỗ chấm thích hợp?
- Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có ||đầu|| có ||cuối||, liên quan đến một hay một số ||nhân vật||. - Mỗi ||câu chuyện|| cần nói lên được một điều có ||ý nghĩa||. IV. DẶN DÒ
1. Ghi nhớ: TIẾT 01. THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
2. Hướng dẫn về nhà: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Hướng dẫn về nhà - Về nhà học thuộc ghi nhớ, sưu tầm một số câu chuyện ngắn có các nhân vật là người. - Chuẩn bị bài "Nhân vật trong truyện" 3. Chào tạm biệt:
nguon VI OLET