Khởi động : Nhìn tranh đoán tên câu chuyện
Sự tích hồ Ba Bể
Câu chuyện bó đũa

Th? hai ng�y 13 thỏng 9 nam 2021
Luy?n t? v� cõu
Ti?t 3:M? r?ng v?n t?: Nhõn h?u - Do�n k?t
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết
Thứ ba, ngày 28 tháng 9 năm 2021
Bài 1: Tìm các từ ngữ:
a. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
M: lòng thương người

b. Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
M: độc ác
c. Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
M: cưu mang
d. Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ
M: ức hiếp
Bài 1.Tìm các từ ngữ:
a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
lòng nhân ái, lòng vị tha,
lòng thương người, tình thân
ái, tình thương yêu, đau xót,
tha thứ, độ lượng, bao dung,
lòng mến yêu, đồng cảm,
thương xót, thông cảm,…
b) Từ trái
nghĩa với yêu
thương hoặc
nhân hậu
hung ác , độc ác, hung dữ,
tàn ác, tàn bạo, cay độc,
ác nghiệt, nanh ác, dữ dằn,
dữ tợn, bạo tàn, …
Bao dung: là lòng cảm thông, tha thứ cho lỗi lầm của người khác, thương yêu đối với mọi người

Đồng cảm: có cùng chung một cảm xúc, cảm nghĩ.

Nanh ác: độc ác, dữ tợn
c) Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại:
cứu giúp, cứu trợ,
ủng hộ, hỗ trợ,
bênh vực, bảo vệ,
che chở, che chắn,
cưu mang, nâng đỡ,..
d) Từ trái nghĩa
với đùm bọc
hoặc giúp đỡ.
ăn hiếp, hà hiếp,
đánh đập, bắt nạt,
ức hiếp, hành hạ,
bóc lột, áp bức,
chèn ép,…
Hành hạ: là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc
mình làm cho người đó đau đớn về thể xác hoặc khổ sở về tinh thần.
Ủng hộ Quỹ vắc-xin Covid - 19
Bài 2: Cho các từ sau:
a. Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là “người”.
nhân dân,
nhân hậu,
nhân ái,
nhân loại,
nhân đức,
công nhân,
nhân từ,
nhân tài.
b. Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là “ lòng thương người”.
Hãy nêu nghĩa của các từ đã cho bằng cách thảo luận nhóm 4
Nhân dân: đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lí.
Nhân hậu: có lòng thương người và ăn ở có tình nghĩa.
Nhân ái: yêu thương con người.
Công nhân: người lao động chân tay, làm việc ăn lương.
Nhân loại: nói chung những người sống trên trái đất, loài người.
Nhân đức: có lòng thương người.
Nhân từ: có lòng thương người và hiền lành.
Nhân tài: người có tài năng và trí tuệ hơn hẳn mọi người.
Bài 2: Cho các từ sau:
a. Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là “người”.
nhân dân,
nhân hậu,
nhân ái,
nhân loại,
nhân đức,
công nhân,
nhân từ,
nhân tài.
b. Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là “ lòng thương người”.
Tiếng nhân có nghĩa là “người”
Tiếng nhân có nghĩa là “ lòng thương người”
Tìm thêm từ chứa tiếng nhân có nghĩa là người?
bệnh nhân, nhân chứng, doanh nhân, thương nhân,…
nhân nghĩa, nhân đạo,
nhân văn, …
Tìm thêm từ chứa tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người?
LÀM VỞ
công nhân
nhân dân
nhân loại
nhân tài
Bài 3: Đặt câu với một từ ở bài tập 2
Khi đặt câu, con chú ý điều gì?
LÀM VỞ
Câu phải có 1 trong các từ bài tập 2.
Khi đặt câu, cần viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu đặt dấu chấm.
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2021
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết
Bài 3: Đặt câu:

+ Bố em là một công nhân giỏi.
+ Bà cụ thật hiền từ và nhân hậu.
+ Nhân dân ta thật anh hùng và bất khuất.
+ Nền văn minh nhân loại ngày càng phát triển.
Bài 4: Các câu tục ngữ dưới đây khuyên ta điều gì, chê điều gì?
a) Ở hiền gặp lành.
- Khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu vì sống hiền lành, nhân hậu sẽ gặp điều may mắn.
b) Trâu buộc ghét trâu ăn.
- Chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc
c) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Khuyên người ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh.
Thảo luận nhóm
Em hãy tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ khác nói về lòng nhân hậu và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
+ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
+ Ăn ở có nhân, mười phần chẳng khó
+ Ăn ở có đức, mặc sức mà ăn.
+ Anh thương em không phải bạc với tiền
Mà thương người nhân hậu để lưu truyền kiếp sau.
+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
+ Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
+ Chung lưng đấu cật.
+ Góp gió thành bão.
Hoàn thành các bài 1, 2, 3 vào vở.
- Chuẩn bị bài “Dấu hai chấm”.

Dặn dò
nguon VI OLET