TẬP LÀM VĂN LỚP 4
Chủ đề: Dạy học sinh quan sát cây cối theo hướng trải nghiệm
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Người thực hiện: Dương Thị Hiền

Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy tập làm văn lớp 4 nhằm trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn; góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô gíc, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Đặc thù lứa tuổi tiểu học chủ yếu tiếp thu kiến thức thông qua tư duy trực quan sinh động. Vì vậy, việc cho các em tiếp xúc và trải nghiệm qua các hoạt động thực tế là hết sức quan trọng. Đối với môn Tiếng Việt hay phân môn Tập làm văn, để các em phát triển được vốn từ thì nên tạo cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế. Để học sinh học tốt phân môn Tập làm văn, Tổ chuyên môn 4+5 của nhà trường  luôn bàn bạc, thống nhất cách dạy tốt nhất, hiệu quả nhất giúp học sinh học tốt, không còn sợ Tập làm văn.
Tuy nhiên, để sự trải nghiệm có thêm nhiều bổ ích, giáo viên cần có những định hướng giúp các em biết cách quan sát và quan sát một cách khoa học. Việc đưa ra những câu hỏi gợi mở theo từng chủ đề cụ thể khi quan sát sẽ tạo cho các em biết cách triển khai và hoàn tất bài tập làm văn của riêng mình.
Trong dạy học trải nghiệm sáng tạo, GV có vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát cho các em trong quá trình các em tự trải nghiệm; hoặc ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động thực hành. Kết quả chính là năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của học sinh.
Ví dụ như trong giờ học miêu tả cây hoa, học sinh sẽ được quan sát vườn hoa của trường từ xa đến gần, so sánh về màu sắc những bông hoa dua nở, vẻ đẹp của lá cây, cành cây, cánh hoa, ,… Giáo viên còn gợi ý các em quan sát bầu trời, lắng nghe âm thanh, cảm nhận về mùi hương hoa trong gió, ong bướm bay lượn,…. Những quan sát và cảm nhận thực tế sẽ có hiệu quả lớn hơn rất nhiều việc các em tiếp cận qua sách vở hay phim ảnh.
Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo trong các giờ học Tập làm văn cho học sinh lớp mình. Các giờ học Tập làm văn trở nên thật nhẹ nhàng không có chút gò bó, các em  thực sự được sáng tạo theo khả năng và trí tưởng tượng của mình. Và cứ như vậy, vốn từ của học sinh  dần được nâng lên, khả năng miêu tả tốt hơn, sáng tạo hơn và quan trọng là trong văn của mỗi học sinh đều  có nét riêng, có cảm nhận riêng về sự vật được miêu tả. Tôi tin chắc rằng chất lượng học tập phân môn Tập làm văn nói riêng và chất lượng học tập của học sinh trường Tiểu học  nói chung sẽ ngày càng nâng cao khi mọi giáo viên đều biết khéo léo kết hợp các phương pháp dạy học.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1).
2. Kĩ năng
- Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2).
3. Thái độ
- Biết bảo vệ, chăm sóc cây cối
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng
- GV: + Một số tờ giấy kẻ thể hiện nội dung các BT 1a, b.

+ Tranh, ảnh một số loài cây.
- HS: Vở, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP:Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập-thực hành
- KT: đặt câu hỏi, trình bày , chia sẻ nhóm , động não.
III. Các hoạt động dạy học
Bài 1: Đọc lại 3 bài văn tả cây cối mới học(Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:
e. Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và khác với miêu tả một cây cụ thể?
d. Trong ba bài văn trên, bài văn nào tả một loài cây, bài văn nào tả một cái cây cụ thể?
c. Chỉ ra những hình ảnh so sánh, nhân hóa mà em thích.
b. Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?
a. Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào?
Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?
c. Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loại.
Bài 2: Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại những gì em đã quan sát được.
Chú ý kiểm tra xem:
a. Trình tự quan sát của em có hợp lí không?
b. Em đã quan sát bằng những giác quan nào?
Phiếu bài tập
Cây gạo
Cây phượng vĩ
Cây bàng
Cây đa
Cây xoan
Cây bóng mát
Cây mít
Cây dừa
Cây ăn quả
Hoa hồng
Cây hoa đào
Cây hoa quỳnh
Cây hoa
Cây mai vàng
* Nhận xét theo các tiêu chuẩn sau:
- Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế quan sát không?
- Trình tự quan sát có hợp lí không?
- Những giác quan nào bạn đã sử dụng khi quan sát?
- Cái cây bạn quan sát có khác gì với các cây cùng loại?
Bài 2: Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em(hoặc nơi em ở) và ghi lại những gì em đã quan sát được.
Chào tạm biệt!
nguon VI OLET