TẬP LÀM VĂN
Lớp 4-Tuần 3
Bài 6: VIẾT THƯ

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
Trang 34
1. Trong bài văn kể cuyện, lời nói và ý nghĩ nói lên:
Chọn đáp án đúng
A. Hành động của nhân vật.
C. Sở thích của nhân vật.
D. Tính cách của người viết.
B. Tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện.
B. Tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện.
Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài cũ
2. Có hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật:
- Kể nguyên văn (lời dẫn trực tiếp).
- Kể bằng lời của người kể chuyện (lời dẫn gián tiếp).
Đúng chọn Đ, sai chọn S
Đ
3. Lời dẫn trực tiếp thường được đặt như thế nào?
A. Đặt trong dấu ngoặc kép
B. Đặt sau dấu chấm
C. Đặt ngay đầu dòng
D. Đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng hoặc dấu ngoặc kép.
D. Đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng
hoặc dấu ngoặc kép.
Kiểm tra bài cũ
TẬP LÀM VĂN
Bài 6: VIẾT THƯ

Kiến thức trọng tâm
Hiểu mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và
kết cấu thông thường của một bức thư.
Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm
hỏi, trao đổi thông tin,…
I. Nhận xét
Dựa vào bài tập đọc Thư thăm bạn, trả lời các câu hỏi sau:
Người ta viết thư để làm gì?
Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
Người ta viết thư để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nhau,…
Người ta viết thư để làm gì?
2. Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung sau:
+ Nêu lí do và mục đích viết thư.
+Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
+ Thông báo tình hình của người viết thư.
+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
3.Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như sau:
+ Đầu thư: - Ghi địa điểm, thời gian viết thư.

- Lời thưa gửi.


+ Cuối thư:
- Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư.
- Chữ kí và tên hoặc họ tên của người viết thư.
VD: TP. Hồ Chí Minh, ngày .. tháng .. năm …
Ông ngoại kính yêu!
Quỳnh Chi thân mến!
II- Ghi nhớ
Một bức thư thường gồm những nội dung sau:
1.Phần đầu thư: Ghi địa điểm, thời gian viết thư. Lời thưa gửi.
2. Phần chính:
Nêu mục đích, lí do viết thư.
Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
Thông báo tình hình của người viết thư.
Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
3. Phần cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư. Chữ kí và tên hoặc họ tên của người viết thư.
III- Luyện tập
Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.
Em cần xác định đối tượng, mục đích viết thư, cần dùng từ xưng hô như thế nào, cần thăm hỏi bạn những gì,…
Gợi ý:
Dàn ý chung.
-Bình Tân, ngày….tháng……năm 2021
-Bạn…..thân mến!
-Mình là…………………học sinh lớp…..trường.
Nêu mục đích viết thư:
Thăm hỏi tình hình của bạn: sức khỏe, học hành, bạn bè, gia đình,…
Thông báo tình hình của mình: sức khỏe, học hành, bạn bè, gia đình.
Kể tình hình của trường, lớp: sự thay đổi về trường, học tập, thầy cô, bạn bè,….
Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn.
Kí và ghi họ tên.
Củng cố
Một bức thư thường gồm những nội dung nào?
Một bức thư thường gồm những nội dung sau:
Phần đầu thư: Ghi địa điểm, thời gian viết thư. Lời thưa gửi.
2. Phần chính:
Nêu mục đích, lí do viết thư.
Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
Thông báo tình hình của người viết thư.
Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
3. Phần cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư. Chữ kí và tên hoặc họ tên của người viết thư.
DẶN DÒ
- Viết lại hoàn chỉnh bức thư ở phần Luyện tập
- Chuẩn bị bài sau: Cốt truyện
Chúc các em học tập tốt
nguon VI OLET