Tiếng Việt
Hướng dẫn học trang 151
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯNG
Bài 32B. KHÁT VỌNG SỐNG (tiết 2)
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Thực hành yêu cầu của giáo viên.
Tập trung lắng nghe và chủ động ghi chép.
Ngồi học ngay ngắn ở nơi có đủ ánh sáng.
Chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập.
1
4
2
3
KHỞI ĐỘNG
Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật.
Bài văn miêu tả con vật thường có ba phần:
1. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
2. Thân bài:
* Tả hình dáng.
* Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
* Khi miêu tả các bộ phận của con vật, ta cần chú ý điều gì?
* Khi miêu tả các bộ phận của con vật, ta cần chú ý chọn một số bộ phận tiêu biểu và chọn các từ ngữ miêu tả làm nổi bật những bộ phận đó.
Thứ Tư, ngày 5 tháng 5 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 32B. Khát vọng sống (tiết 2)


Hướng dẫn học trang 151
MỤC TIÊU
Luyện viết đoạn văn miêu tả con vật.
Hoạt động cơ bản
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
1. Đọc bài văn sau:
Con tê tê
Con tê tê còn có tên gọi là con xuyên sơn. Vì người ta bảo con tê tê có thể đào thủng núi.
Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Bộ vẩy như một bộ giáp sắt che kín từ đầu xuống đến sát các ngón chân và tận mút chỏm đuôi.
Con tê tê
Tê tê săn mồi trông thật lạ mắt. Thức ăn của nó là sâu bọ, nhưng chủ yếu là các loài kiến. Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng. Nhưng bù lại, nó có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số. Cứ như thế, tê tê ăn tổ kiến nào thì ăn kì hết mới thôi.
1. Đọc bài văn sau:
Đặc biệt nhất là tê tê có bốn chân ngắn ngủn với bộ móng cực sắc và khoẻ. Khi đào đất, nó dũi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần chừng nửa phút đã ngập nửa thân mình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.
Tuy vậy, tê tê cũng có một nhược điểm rất kì lạ. Bao nhiêu người túm đuôi kéo không ra, nhưng chỉ cần một cái que lùa theo phía dưới đuôi khẽ chọc một nhát là tê tê lập tức cuộn tròn như quả bóng lăn ra ngoài miệng lỗ.
Tê tê là loại thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ nó.
(Theo Vi Hồng- Hồ Thuỷ Giang)

Bài văn “Con tê tê” gồm có mấy đoạn?
- Hãy phân đoạn bài văn trên.
- Bài văn trên gồm 6 đoạn:
* Đoạn 1: từ “ con tê tê” đến “ thủng núi”.
* Đoạn 2: từ “ Bộ vẩy” đến “ tận mút chỏm đuôi”.
* Đoạn 3: từ “ Tê tê săn mồi” đến “ăn kì hết mới thôi”.
* Đoạn 4: từ “Đặc biệt nhất” đến “ trong lòng đất”.
* Đoạn 5: từ “Tuy vậy” đến “miệng lỗ”.
* Đoạn 6: từ “Tê tê” đến “cần bảo vệ nó”.
- Hãy xác định phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn tả Con tê tê.
Con tê tê
Con tê tê còn có tên gọi là con xuyên sơn. Vì người ta bảo con tê tê có thể đào thủng núi.
Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Bộ vẩy như một bộ giáp sắt che kín từ đầu xuống đến sát các ngón chân và tận mút chỏm đuôi.
Tê tê săn mồi trông thật lạ mắt. Thức ăn của nó là sâu bọ, nhưng chủ yếu là các loài kiến. Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng. Nhưng bù lại, nó có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số. Cứ như thế, tê tê ăn tổ kiến nào thì ăn kì hết mới thôi.
Đặc biệt nhất là tê tê có bốn chân ngắn ngủn với bộ móng cực sắc và khoẻ. Khi đào đất, nó dũi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần chừng nửa phút đã ngập nửa thân mình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.
Tuy vậy, tê tê cũng có một nhược điểm rất kì lạ. Bao nhiêu người túm đuôi kéo không ra, nhưng chỉ cần một cái que lùa theo phía dưới đuôi khẽ chọc một nhát là tê tê lập tức cuộn tròn như quả bóng lăn ra ngoài miệng lỗ.
Tê tê là loại thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ nó. (Theo Vi Hồng, Hồ Thuỷ Giang)
Đoạn 1
Đoạn 2
Đoạn 3
Đoạn 4
Đoạn 5
Đoạn 6
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Đoạn 1
Đoạn 2
Đoạn 3
Đoạn 4
Đoạn 5
Đoạn 6
- Hãy nêu nội dung chính của từng đoạn.
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Giới thiệu chung về con tê tê.
Miêu tả bộ vẩy của con tê tê.
Miêu tả miệng, hàm lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi.
Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất.
Miêu tả nhược điểm của tê tê.
Ích lợi của tê tê và khuyên chúng ta cần phải bảo vệ tê tê.
Bộ vẩy
b) Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê?
Hình dáng bên ngoài của con tê tê
Đen, nhạt, giống vẩy cá gáy, nhưng cứng và dày giống như bộ giáp sắt.
Bộ vẩy
Bộ vẩy
Bộ vẩy
Miệng
Hàm
Lưỡi
Bốn
chân
Hình dáng bên ngoài của con tê tê
Đen, nhạt, giống vẩy cá gáy, cứng và dày giống như bộ giáp sắt.
Nhỏ.
Chỉ có lợi, không có răng.
Dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh.
Ngắn ngủn, móng cực sắc, khoẻ.
Khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con vật, ta cần chú ý tả những đặc điểm nào?
Bắt kiến
Đào đất
c) Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú?
Hoạt động của tê tê
Thè lưỡi dài, đục thủng tổ kiến, thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai.
Dũi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chừng nửa phút đã ngập nửa thân mình. Khi ấy dù có ba người lực lưỡng kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.
Khi miêu tả hoạt động của con vật ta cần chú ý điều gì?
Khi miêu tả hoạt động của con vật, ta cần chú ý quan sát thật tỉ mỉ để chọn lọc được những đặc điểm lí thú về hoạt động của con vật đó.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Dựa trên kết quả quan sát của mình, hãy viết một đoạn văn miêu tả hoạt động một con vật mà em yêu thích.
Tiếng Việt
Thứ Tư, ngày 5 tháng 5 năm 2021
Bài 32B. Khát vọng sống (tiết 2)
Chú mèo nhà em rất khôn. Ban ngày, chú đi tuần tra tất cả các xó xỉnh trong nhà. Khi phát hiện ra lũ chuột, chú ta chọn một chỗ thật kín để rình. Chú ngồi thu mình lại, mắt chăm chú theo dõi đối phương. Vừa nhác thấy bóng chuột chạy qua, nhanh như cắt, chú bật dậy, phóng về phía con chuột. Con chuột chạy bán sống, bán chết. Nhanh như chớp, chú nhún mình, vút một cái vồ trúng con chuột. Ngay lập tức, một chân chú chặn vào cổ tên chuột, một chân tát lia lịa vào mặt, mũi con chuột. Chỉ một loáng sau, con chuột xấu số đã trở thành món ăn điểm tâm của chú. Những lúc rảnh rỗi, chú nằm dài ra sân sưởi nắng, rồi lại cuộn tròn, lăn lông lốc trêu ghẹo mấy chú gà con.
Đoạn văn tham khảo tả hoạt động của chú mèo:
Mi-sa là chú chó bà ngoại cho em trong đợt nghỉ hè về quê vừa qua. Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Mi-sa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Mi-sa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! Chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em, khi đi đâu về chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người, đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui.
Đoạn văn tham khảo tả hoạt động của chú chó:
TIẾT HỌC KẾT THÚC TẠI ĐÂY!
CHÚC CÁC EM:
CHĂM NGOAN, HỌC TỐT!
CHÀO TẠM BiỆT
CÁC EM !
nguon VI OLET