Tiếng Việt
Hướng dẫn học trang 161
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯNG
Bài 33C. Các con vật quanh ta (tiết 1)
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Thực hành yêu cầu của giáo viên.
Tập trung lắng nghe và chủ động ghi chép.
Ngồi học ngay ngắn ở nơi có đủ ánh sáng.
Chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập.
1
4
2
3
KHỞI ĐỘNG
Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật.
Bài văn miêu tả con vật thường có ba phần:
1. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
2. Thân bài:
* Tả hình dáng.
* Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
Có mấy cách mở bài, kết bài?
KHỞI ĐỘNG
Có 2 kiểu mở bài
Mở bài trực tiếp
Mở bài gián tiếp
Có 2 kiểu kết bài
Kết bài không mở rộng
Kết bài mở rộng
KHỞI ĐỘNG
Chúc mừng
các em!
Thứ Năm, ngày 13 tháng 5 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 33C. Các con vật quanh ta (tiết 1)


Hướng dẫn học trang 161
MỤC TIÊU
Viết được bài văn miêu tả con vật (Kiểm tra viết - Bài viết đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài, diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực.)
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Quan sát và nói về một con vật trong các bức ảnh sau:
Tiếng Việt
Thứ Năm, ngày 13 tháng 5 năm 2021
Bài 33C. Các con vật quanh ta (tiết 1)
2. Viết bài văn con vật theo một trong ba đề bài sau:
Tả một con vật mà em yêu thích.
Tả một con vật nuôi trong nhà em.
Tả một con vật em nhìn thấy trong rạp xiếc (hoặc xem trên ti vi), gây cho em ấn tượng mạnh.
Dàn ý miêu tả con mèo
* Mở bài: Giới thiệu về con mèo (của nhà ai, em quan sát khi nào, nó có gì đặc biệt…).
* Thân bài:
- Tả ngoại hình của con mèo.
+ Bộ lông. + Cái đầu.
+ Chân + Móng vuốt. + Đuôi.
- Tả hoạt động của con mèo.
+ Khi bắt chuột (rình chuột, vồ chuột).
+ Các hoạt động khác (ăn, đùa giỡn, …)
* Kết luận: Cảm nghĩ chung về con mèo.
Dàn ý miêu tả con gà trống
* Mở bài : Giới thiệu về con gà (của ai, thuộc giống gà nào, đã nuôi từ bao giờ, nó có gì đặc biệt làm em chú ý ...)
* Thân bài: * Tả hình dáng của con gà:
+ Màu lông. + Đầu, mào, mỏ mắt.
+ Mình, chân. + Nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
- Thói quen sinh hoạt của gà trống:
+ Khi kiếm ăn. + Khi uống nước.
+ Thái độ đối với các con gà, con vật khác.
- Tiếng gáy của con gà trống:
+ Thường gáy vào lúc nào? Ở đâu?
+ Tiếng gáy ra sao? Tác dụng của tiếng gáy?
* Kết bài: Nêu tình cảm của em đôi với con gà trống đó.
VIẾT BÀI
BÀI VĂN
THAM KHẢO
TẢ CON MÈO
“Meo! Meo! Meo!”. Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt. Đó là chú mèo ba xin được ở trong nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.
Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavie loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cái đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.
Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng trong nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.
Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.
Em rất quý Mèo Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.
“Meo! Meo! Meo!”. Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt. Đó là chú mèo ba xin được ở trong nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.
Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavie loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cái đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.
Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng trong nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.
Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.
Em rất quý Mèo Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.
Dặn dò
CHÚC CÁC EM:
CHĂM NGOAN, HỌC TỐT!
CHÀO TẠM BIỆT
CÁC EM!
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯNG
nguon VI OLET