* Có mấy cách để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật?
KIỂM TRA BÀI CŨ
Có 2 cách để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật
- Kể nguyên văn ( lời dẫn trực tiếp)
- Kể bằng lời của người kể chuyện ( lời dẫn gián tiếp)
Một bức thư thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
A. Một bức thư gồm 2 phần: phần mở đầu và phần cuối thư.
B. Một bức thư gồm 3 phần: phần mở đầu, phần diễn biến, phần cuối thư.
C. Một bức thư thường gồm 3 phần: phần mở đầu, phần chính, phần cuối thư.
D. Một bức thư thường gồm 4 phần: phần mở đầu, phần chính, phần diễn biến, phần cuối thư.
Start!





Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2021

Tập làm văn:
Cốt truyện
- Mở đầu:
Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
1. Ghi lại những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
- Diễn biến:
Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi và nghe Nhà Trò kể tình cảnh khốn khổ của mình. 
Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ, an ủi và cùng Nhà Trò đến chỗ bọn nhện
Sự việc 4: Dế Mèn ra oai, lên án và bắt bọn nhện phải phá vòng vây hãm.
- Kết thúc:
Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe lời Dế Mèn; Nhà Trò được tự do.
2. Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em cốt truyện là gì?

Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
3. Cốt truyện gồm những phần nào? Nêu tác dụng của từng phần.

Cốt truyện gồm có 3 phần: 
Mở đầu: Là sự việc khởi nguồn cho sự việc tiếp theo
Diễn biến: Gồm những sự việc chính kế tiếp theo
Kết thúc: Là kết quả cuỗi cùng của các sự vật.
Ghi nhớ
Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
2. Cốt truyện thường có ba phần:
- Mở đầu
- Diễn biến
- Kết thúc
1. Cốt truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là:
- Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo lời Dế Mèn: Nhà Trò được tự do.
- Dế Mèn ra oai, lên án và bắt bọn nhện phải phá vòng vây hãm.
- Dế Mèn phẫn nộ an ủi và cùng Nhà Trò đến chỗ bọn nhện.
- Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó của mình.
- Dế Mèn gặp chị Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
a) Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế em trở nên giàu có.
b) Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài lấy cây khế, người em bằng lòng.
d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn
bằng vàng.
e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi
quá to và lấy quá nhiều vàng.
g) Người anh rơi xuống biển và chết.
Hãy sắp xếp các sự việc trên thành cốt truyện.
1. Truyện cổ tích “Cây khế” bao gồm các sự việc chính sau đây:
2. Cốt truyện “Cây khế”.
b) Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
a) Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế em trở nên giàu có.
c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài lấy cây khế, người em bằng lòng.
e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
g) Người anh rơi xuống biển và chết.
2. Dựa vào cốt truyện trên, kể lại truyện “Cây khế”.
Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.
Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.
Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.
Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:
- Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!
Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Họ thấp thỏm đợi chờ. Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đỗ xuống sân. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.
Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thát lưng xanh xa dài tít tắp. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển. Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sắc màu. Vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Người em chọn mỗi thứ một ít vàng ngọc bỏ vào cái túi ba gang.
Sau đó đại bàng chở người em về nhà . Từ đó, vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.
Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.
Đại bàng cất tiếng:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng người anh bàn bạc mãi. Cuối cùng may một cái túi rõ to, rõ dài, một cái túi chín gang. Rồi đại bàng đúng hẹn bay đến chở người anh bay thẳng một mạch đến đảo vàng. Người anh lóa mắt lên trước núi vàng, núi ngọc. Anh ta nhặt và nhét đầy cái túi to. Anh ta còn nhặt nhiều thỏi vàng dắt vào xung quanh cạp quần. Chim giục mãi, anh ta mới chịu trèo lên lưng chim. Chim đập cánh ba, bốn lần mới bay lên được. Khi ra đến giữa biển, gió mạnh thổi lên, chim mỏi quá nghiêng cánh. Cả cái túi vàng nặng trĩu rơi xuống kéo theo kẻ tham lam xuống đáy biển.
Ghi nhớ
Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
2. Cốt truyện thường có ba phần:
- Mở đầu
- Diễn biến
- Kết thúc
nguon VI OLET