ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHÚ TRUNG
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG
CỐT TRUYỆN
GV: Võ Thị Hương
(trang 45)
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2021
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng cốt truyện
Mục tiêu:
Kiến thức: Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng xây dựng cốt truyện. Biết xây dựng cốt truyện theo hướng dẫn của giáo viên.
Thái độ: Có ý thức học tập.
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng cốt truyện
Gợi ý 1: Câu chuyện với ba nhân vật như trên có thể là một câu chuyện về sự hiếu thảo. Muốn kể về người con hiếu thảo, em cần tưởng tượng:
Bà mẹ ốm như thế nào?
Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào?

Câu chuyện về sự hiếu thảo
Người mẹ ốm như thế nào?
Người con chăm sóc mẹ
như thế nào?
Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì ?
Người con đã quyết vượt qua khó khăn như thế nào?
Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào?
1. Người mẹ ốm rất nặng.
2. Người con thương mẹ, chăm sóc mẹ tận tuỵ ngày đêm.
3. Người con phải tìm một loại thuốc rất hiếm ở tận rừng sâu.
4. Người con lặn lội vào rừng sâu, đói rét, gặp rắn rết vẫn không
sờn lòng.
5. Cảm động về lòng hiếu thảo của người con, bà tiên hiện ra giúp đỡ.
Một người mẹ ốm rất nặng. Cô con gái thương mẹ, tận tuỵ chăm sóc mẹ ngày đêm nhưng bệnh mẹ không thuyên giảm. Có người nói rằng muốn chữa khỏi bệnh phải đi tìm một bông hoa lạ mọc tận rừng sâu, nơi không có người qua lại vì có rất nhiều rắn rết, hổ báo. Nghe vậy, cô bé quyết đi tìm bông hoa thuốc quý. Cô trải qua rất nhiều khó khăn nhưng không nản chí. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô, bà tiên xuất hiện, tặng cô bông hoa quý. Có hoa, cô gái chữa khỏi bệnh cho mẹ. Hai mẹ con mừng rỡ cảm ơn bà tiên.
Gợi ý 2: Câu chuyện với ba nhân vật như trên có thể là một câu chuyện về tính trung thực. Những điều em cần tưởng tượng là:
Bà mẹ ốm như thế nào?
Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
Bà tiên làm cách nào để biết người con là người trung thực?
Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào?

Câu chuyện về tính trung thực
Người mẹ ốm như thế nào?
Người con chăm sóc mẹ
như thế nào?
Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì ?
Bà tiên làm cách nào để biết người con là người trung thực ?
Bà tiên đã giúp đỡ người con trung thực như thế nào?
1. Người mẹ ốm rất nặng, khó qua khỏi.
2. Người con thương mẹ, hết lòng chăm sóc không rời.
3. Nhà rất nghèo, người con không có tiền mua thuốc cho mẹ.
4. Bà tiên biến thành một bà cụ làm rơi chiếc tay nải đầy vàng.
Người con nhặt được trả lại cho bà cụ.
5. Bà khen và tặng cho người con chiếc tay nải đầy vàng để mua thuốc chữa bệnh cho mẹ.
Ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có hai mẹ con chung sống vui vẻ bên nhau. Một hôm, người mẹ bị bệnh rất nặng, khó lòng qua khỏi. Cậu bé thương mẹ, hết lòng chăm sóc không rời. Muốn chữa bệnh cho mẹ, phải có tiền mua thuốc. Nhưng nhà cậu quá nghèo, không có tiền, cậu buồn lắm. Một bà tiên ở trên trời cao cảm động trước hoàn cảnh của hai mẹ con nên ra tay giúp đỡ. Bà tiên hóa thành một bà cụ. Đến trước nhà cậu bé, bà cố ý đánh rơi chiếc tay nải. Cậu bé ra sân trước lấy củi nấu cháo cho mẹ thì bỗng thấy chiếc tay nải lộ nhiều thỏi vàng lấp lánh. Nhìn xung quanh, cậu thấy một bà cụ đang vừa đi vừa quờ quạng như kiếm tìm vật gì đó. Cậu chạy lại gần và hỏi:
- Bà ơi, bà đang tìm chiếc tay nải này phải không ạ?
Cậu bé trao chiếc tay nải cho bà cụ. Bà cụ mỉm cười hiền từ khen cậu bé trung thực lại hiếu thảo. Thế là bà đã tặng chiếc tay nải cho cậu rồi biến mất. Cậu bé mừng rỡ, đi mua thuốc ngay. Cuối cùng sau khi uống thuốc bà mẹ liền khỏi bệnh. Hai mẹ con mừng rỡ ngước mắt lên trời cảm ơn bà tiên.
Dặn dò
- Kể lại câu chuyện theo tưởng tượng của mình
vào vở 2.
- Chuẩn bị bài: Viết thư (trang 52)
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2021
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng cō truyện
Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt mŎ câu
chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, ngưƟ con bằng tuĔ
em và mŎ bà tiên.
Bài làm
nguon VI OLET