Ngày : Thứ hai ngày 28 tháng 11năm 2016

13
TIẾT 26: TÙNG
Theo
I. MỤC TIÊU:
-Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn.
-Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng – một cửa biển thuộc miền trung nước ta (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*GDBVMT: sinh được vẻ đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước và có ý thức tự bảo vệ môi trường.
*GDTNMTB-HĐ: Giới thiệu vẻ đẹp của biển Cửa Tùng, qua đó hiểu thêm thiên nhiên vùng biển (trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển) giáo dục tình yêu đối với biển cả.
II. CHUẨN BỊ:
Tranh trong SGK; Đèn chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: (35 phút)
ơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. định
2. Kiểm tra bài cũ:
-01 HS lên bảng đọc đoạn 1 bài: Người con của Tây Nguyên và trả lời câu hỏi: Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
-GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-GV bức ảnh lên bảng và hỏi HS: Ảnh chụp cảnh gì? Ảnh chụp cảnh một bãi biển. Để biết được cảnh bãi biển này ở đâu? Và có vẻ đẹp như thế nào? Bài Tập đọc Cửa Tùng hôm nay sẽ cho các em biết được điều đó?
b. Dạy bài mới:
b.1: đọc:
-GV đọc toàn bài và hướng dẫn cách đọc chung toàn bài: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tràn đầy cảm xúc ngưỡng mộ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm ( mướt màu xanh, rì rào gió thổi, mênh mông, đỏ ối, hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
-GV yêu cầu HS đọc tiếp nối câu.
+GV giúp HS luyện đọc từ khó: trong bài có những từ nào khó đọc?
(thuyền, thôn xóm, lũy tre, nhuộm màu)
+GV hướng dẫn đọc từ khó và gọi HS đọc lại
-GV chia đoạn: Bài được chia làm 3 đoạn
+Đoạn 1: Từ thuyền chúng tôi…rì rào gió thổi.
+Đoạn 2: Từ cầu Hiền Lương….xanh lục.
+Đoạn 3: Người xưa …bạch kim của sóng biển.
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
-GV hướng dẫn HS cách đọc câu, GV chiếu lên bảng hai câu văn sau và hướng dẫn HS cách ngắt, nghỉ hơi đúng:
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải //-con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. // (Nghỉ hơi sau dấu gạch nối)
Bình Minh, / mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối / chiếu xuống mặt biển, / nước biển nhuộm màu hồng nhạt. // Trưa, / nước biển xanh lơ / và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. // (Nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy và sau những cụm từ dài, tạo nên sự nhịp nhàng trong giọng đọc.)
+GV đọc mẫu và sau đó gọi HS đọc lại 2 câu trên.
-Gọi HS đọc tiếp nối đoạn lần 2
+GV yêu cầu HS nhận xét bạn đọc
+GV kết hợp giải nghĩa từ ngữ:
+GV chiếu lược đồ tỉnh Quảng Trị và hỏi HS:
+Sông Bến Hải và cầu Hiền Lương ở tỉnh nào?

+GV ghi từ Bến Hải và Hiền Lương lên bảng và giảng: Bến Hải – sông ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, là nơi phân chia 2 miền Nam - Bắc từ năm 1954 đến năm 1975.
+Hiền Lương là cầu bắc qua sông Bến Hải
(GV chiếu và giới thiệu cho HS biết cầu Hiền Lương trong kháng chiến và cầu Hiền lương ngày nay)
+GV giảng: Nơi dòng sông Bến Hải gặp biển là Cửa Tùng.
-GV chiếu lên bảng hình con đồi mồi và hỏi HS: +Ảnh chụp con gì?
-GV: Đồi mồi là gì? (GV ghi từ đồi mồi lên bảng)
-GV nêu: tác giả ví bờ biển Cửa Tùng đẹp như chiếc lược đồi mồi và được cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
+Em hiểu thế nào là bạch kim? (GV ghi từ bạch kim lên bảng)
+Nghĩa là: Cho biết bờ biển Cửa Tùng đẹp luôn có màu trắng sáng.
-GV cho HS luyện đọc nhóm đôi (3 phút)
-Thi đọc trong nhóm: GV chọn đoạn 1, gọi 01 HS đại diện mỗi nhóm đứng lên đọc.
+Yêu cầu HS nhận xét nhóm bạn đọc.
-GV cho HS đọc đồng thanh đoạn
nguon VI OLET