HƯỚNG DẪN VIẾT CÂU HỎI

  THEO KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Nguyễn Trọng Sửu – Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Sau khi xây dựng xong bảng trọng số của đề kiểm tra, mô tả xong ma trận đề kiểm tra, GV bắt đầu đến bước biên soạn câu hỏi theo Khung ma trận của đề kiểm tra đã xây dựng.              Trong quá trình biên soạn, GV cần lưu ý như sau:

1. Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm: mỗi câu hỏi có điểm số như nhau.

- Rà soát theo các tiểu chủ đề, căn cứ vào khung ma trận để biên soạn câu hỏi. Mỗi câu hỏi kiểm tra một chuẩn đã mô tả trong khung ma trận. Như vậy trong một ô ma trận có thể có rất nhiều câu hỏi với các chuẩn KTKN khác nhau, mức độ tương đương nhau về điểm số.

- Trong quá trình biên soạn câu hỏi cần lưu trữ và sắp xếp theo từng ô ma trận (Thư viện câu hỏi) để sau này thuận lợi cho việc biên soạn các đề kiểm tra.

- Nên biên soạn câu hỏi trắc nghiệm dưới hình thức câu có 4 lựa chọn và đáp án chỉ có một phương án chọn duy nhất.

- Trong phần thuyết (LT) chủ yếu là các câu hỏi liên quan đến phần thuyết, GV cần phân thành hai loại cấp độ. Những câu hỏi thuyết chỉ cần HS ghi nhớ kiến thức cơ bản để trả lời thì để ở cấp độ nhận biết. Những câu hỏi thuyết cần HS hiểu sâu sắc các kiến thức rộng hơn để trả lời thì để ở cấp độ thông hiểu. Trong môn Vật lí giáo dục phổ thông, hầu hết các câu hỏi lí thuyết yêu cầu HS đạt được ở cấp độ thông hiểu. Cấp độ nhận biết trong đề kiểm tra thường chiếm 15%, thông hiểu chiếm 35%.

- Trong phần vận dụng (VD) chủ yếu là các câu hỏi liên quan đến các bài tập định tính và bài tập định lượng, GV cần phân thành hai loại cấp độ. Những bài tập chỉ cần vận dụng các kiến thức cơ bản để giải hay trả lời thì để ở cấp độ thấp (hay vận dụng cơ bản). Những bài tập cần vận dụng các kiến thức tổng hợp rộng hơn để giải hay trả lời thì để ở cấp độ cao (hay vận dụng nâng cao). Trong môn Vật lí, hầu hết các câu hỏi lí thuyết yêu cầu HS đạt được ở cấp độ vận dụng cơ bản. Cấp độ vận dụng cơ bản  trong đề kiểm tra học kì thường chiếm 35%, vận dụng nâng cao chiếm 15%.

- Chú ý phải đảm bảo số câu hỏi tối thiểu cần biên soạn cho một ô sao cho không bỏ sót KTKN đã được mô tả trong khung ma trận.

2. Biên soạn câu hỏi tự luận: mỗi câu hỏi có điểm số không giống nhau.

- Rà soát theo các tiểu chủ đề, căn cứ vào khung ma trận để biên soạn câu hỏi. Mỗi câu hỏi có thể kiểm tra nhiều chuẩn đã mô tả trong khung ma trận. Như vậy trong một ô ma trận có thể có biên soạn câu hỏi gồm nhiều chuẩn KTKN khác nhau, mức độ đảm bảo trọng số điểm của phần đó trong khung ma trận. Một câu hỏi tự luận có thể có nhiều ý và  số điểm tối đa của một câu tự luận không nên vượt quá 2,5 điểm. 

- Trong quá trình biên soạn câu hỏi cần lưu trữ và sắp xếp theo từng khối ô ma trận (Thư viện câu hỏi) để sau này thuận lợi cho việc biên soạn các đề kiểm tra.

- Trong câu tự luận cần chỉ rõ điểm số và các chuẩn KTKN cần kiểm tra. Khi biên soạn câu tự luận có thể ghép phần LT và VD của một tiểu chủ đề vào trong một câu.

- Trong phần thuyết (LT) chủ yếu là các câu hỏi liên quan đến phần thuyết, GV cần phân thành hai loại cấp độ. Những câu hỏi thuyết chỉ cần HS ghi nhớ kiến thức cơ bản để trả lời thì để ở cấp độ nhận biết. Những câu hỏi thuyết cần HS hiểu sâu sắc các kiến thức rộng hơn để trả lời thì để ở cấp độ thông hiểu. Trong môn Vật lí giáo dục phổ thông, hầu hết các câu hỏi lí thuyết yêu cầu HS đạt được ở cấp độ thông hiểu. Cấp độ nhận biết trong đề kiểm tra thường chiếm 15%, thông hiểu chiếm 35%.

- Trong phần vận dụng (VD) chủ yếu là các câu hỏi liên quan đến các bài tập định tính và bài tập định lượng, GV cần phân thành hai loại cấp độ. Những bài tập chỉ cần vận dụng các kiến thức cơ bản để giải hay trả lời thì để ở cấp độ thấp (hay vận dụng cơ bản). Những bài tập cần vận dụng các kiến thức tổng hợp rộng hơn để giải hay trả lời thì để ở cấp độ cao (hay vận dụng nâng cao). Trong môn Vật lí, hầu hết các câu hỏi lí thuyết yêu cầu HS đạt được ở cấp độ vận dụng cơ bản. Cấp độ vận dụng cơ bản  trong đề kiểm tra học kì thường chiếm 35%, vận dụng nâng cao chiếm 15%.

- Chú ý phải đảm bảo số câu hỏi tối thiểu cần biên soạn cho một ô sao cho không bỏ sót KTKN đã được mô tả trong khung ma trận.

3. Biên soạn đề kiểm tra: Một khung ma trận có thể biên soạn nhiều đề kiểm tra.

Căn cứ vào mục tiêu kiểm tra, hình thức kiểm tra và khung ma trận, sử dụng các câu hỏi đã biên soạn trong Thư viện câu hỏi để biên soạn thành một đề kiểm tra cụ thể.

Trong quá trình lựa chọn câu hỏi, những câu hỏi kiểm tra các chuẩn KTKN quan trọng nhất thiết phải có. Các chuẩn KTKN khác được lựa chọn thích hợp để tránh học sinh học tủ.

Điều quan trọng là dù biên soạn đề kiểm tra bằng hình thức nào (tự luận hay trắc nghiệm hay phối kết hợp trắc nghiệm và tự luận) thì đề nào cũng phải đảm bảo trọng số điểm của các phần đã được tính toán trong khung ma trận đề kiểm tra.

4. Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm.

a) Đối với đề kiểm tra trắc nghiệm.

 Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan, thật đơn giản. Mỗi câu đúng trong đề cho 1 điểm sau đó qui về thang điểm 10.

b) Đối với đề kiểm tra tự luận.

 Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm đề kiểm tra tự luận đòi hỏi sự cẩn thận và chi tiết đến 0,25 điểm.

 Trong hướng dẫn chấm phải chỉ ra được các yêu cầu cần đạt của câu hỏi về nội dung kiến thức kĩ năng, về phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày, tính toán, vẽ hình,... của HS.

 Trước đây khi xây dựng hướng dẫn chấm GV chỉ quan tâm đến nội dung, các ý trả lời trong câu hỏi, các bước nội dung HS làm bài mà ít để ý đến đánh giá về phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày, tính toán, vẽ hình,... của HS.

 Để thể hiện việc đánh giá cho điểm một cách đầy đủ, dưới đây minh họa cấu trúc một dạng thể hiện chi tiết của hướng dẫn chấm.

    Hướng dẫn chấm đề kiểm tra ......

Câu

Yêu cầu cần đạt về nội dung

Cho điểm

Yêu cầu kỹ năng, tư duy

1

Trình bày chi tiết nội dung các kiến thức cần kiểm tra câu 1

Chi tiết điểm theo nội dung

Những chỉ dẫn cho điểm tối đa hoặc trừ điểm về phương pháp tư duy...của câu 1

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

....

 

 

 

Tổng

 

10 điểm

 

 Ghi chú: Những chỉ dẫn về cho điểm tối đa hoặc trừ điểm với những ưu, khuyết của toàn bài kiểm tra về kiến thức, kỹ năng trình bày, phương pháp tư duy sáng tạo...

 

-------------------

1

 

nguon VI OLET