A. PHẦN MỞ ĐẦU
TÊN ĐỀ TÀI:
“Nâng cao hiệu quả học tập môn Đạo đức cho học sinh lớp 4”

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, giáo dục nói chung và trong giáo dục Tiểu học nói riêng luôn đặt vấn đề dạy đạo đức lên hàng đầu. Bởi đạo đức của con người được thể hiện qua hành vi của họ, một con người có tài giỏi đến mấy mà không có đạo đức thì cũng như không. Bác Hồ đã từng dạy: “Bây giờ phải học, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu khoa học và yêu đạo đức”. Nhà trường Tiểu học là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ, không chỉ dạy chữ mà còn dạy về lẽ sống ở đời cho học sinh. Thông qua những chuẩn mực hành vi đạo đức, giáo dục tiểu học không chỉ góp phần tích cực vào việc chuẩn bị bước đầu cho học sinh trở thành những người chủ tương lai của đất nước, mà còn giúp các em sống một cách tự tin, tự chủ vào thời điểm hiện tại như một người công dân nhỏ tuổi.
Trong Luật giáo dục năm 2005 xác định mục tiêu của giáo dục Tiểu học: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học bậc Trung học cơ sở”. Như thế, có thể thấy rằng giáo dục Tiểu học đặt nền móng ban đầu cho việc xây dựng phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp 4, bản thân tôi nhận thấy mục tiêu vô cùng to lớn và rất quan trọng của việc học tập môn Đạo đức như trên nên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả học tập môn Đạo đức cho học sinh lớp 4”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Tôi suy nghĩ, nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả học tập môn Đạo đức cho học sinh lớp 4” bởi tôi nhận thấy dạy học đạo đức có vai trò to lớn trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Giúp các em có những nhận thức về thế giới xung quanh liên quan đến cách ứng xử của mình với người khác, với cộng đồng, xã hội. Mỗi một học sinh phải nhận thức được rằng, mình là một thành viên trong xã hội nên phải cư xử theo những quy tắc, chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu, những việc mình làm không được phép gây tổn hại cho người khác, cho cộng đồng, xã hội. Với nhận thức đúng đắn các em biết được sự cần thiết của việc thực hiện hành vi đạo đức phù hợp, những hành vi, việc làm được khuyến khích, nhận được sự đồng tình của những người xung quanh, của cộng đồng, xã hội, những hành vi bị lên án...
Để nâng cao hiệu quả học tập môn Đạo đức cho học sinh, tôi luôn mong muốn tập hợp nhiều ý kiến, nhiều giải pháp và kinh nghiệm, để chia sẻ, trao đổi thật cụ thể, rõ ràng tất cả các vấn đề:
- Thứ nhất, giáo dục về nhận thức, ý thức đạo đức: Thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục, trải nghiệm cuộc sống, các em có những nhận thức đúng đắn có tác dụng định hướng, điều chỉnh hành vi giúp học sinh đánh giá hành vi của người khác và hành vi của bản thân một cách khách quan. Từ đó có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Thứ hai, giáo dục về thái độ, tình cảm đạo đức: Đạo đức giúp con người có hành động đúng trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống hằng ngày: biết yêu thương, chia xẻ, chịu trách nhiệm... Học sinh có những ý thức, thái độ đúng đắn với môn học, với những vấn đề thực tế đặt ra trong cuộc sống. Có lòng nhân ái, yêu nước, yêu gia đình, yêu lao động, tinh thần tập thể. Biết làm việc và chịu trách nhiệm trước việc làm của mình.
- Thứ ba, giáo dục về hành vi, thói quen đạo đức: Trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, kết quả quan trọng nhất là những kĩ năng, hành vi và những thói quen về đạo đức, lao động, thể chất, thẩm mĩ...được hình thành. Biết điều chỉnh hành vi đạo đức, sống sao để mọi người nể trọng, không được làm những việc người đời chê cười, phê phán, khinh bỉ. Lên án những hành vi đạo đức sai trái, biết cảm thụ và đánh giá đúng cái đẹp từ đó hoàn thiện bản thân ngày càng tiến bộ.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Qua việc học tập môn Đạo đức xây dựng
nguon VI OLET